tailieunhanh - Nghiên cứu thành phần hóa học các cấu tử bay hơi trong quả mít chín (Artocarpus heterophyllus Lamk.)
Bằng phương pháp sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS), chúng tôi đã xác định được thành phần các cấu tử bay hơi tạo nên mùi thơm trong quả mít chín (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Kết quả cho thấy có 24 cấu tử đã được định danh, trong đó thành phần chính là các este của axit isovaleric như 2-metylbutyl isovalerat (29,770%), butyl isovalerat (28,007%), isoamyl isovalerat (16,368%). | NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC CẤU TỬ BAY HƠI TRONG QUẢ MÍT CHÍN (ARTOCARPUS HETEROPHYLLUS LAMK.) NGUYỄN CHÍ BẢO - NGUYỄN VĂN HIẾU Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bằng phương pháp sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS), chúng tôi đã xác định được thành phần các cấu tử bay hơi tạo nên mùi thơm trong quả mít chín (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Kết quả cho thấy có 24 cấu tử đã được định danh, trong đó thành phần chính là các este của axit isovaleric như 2-metylbutyl isovalerat (29,770%), butyl isovalerat (28,007%), isoamyl isovalerat (16,368%). Từ khóa: Mít, Artocarpus heterophyllus Lamk., cấu tử bay hơi, este, 2-metylbutyl isovalerat, butyl isovalerat, isoamyl isovalerat. 1. MỞ ĐẦU Cây mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus Lamk., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) là một cây khá quen thuộc với nhân dân ta. Mít là loại cây gỗ to, cao 15-20 m, có thể hơn. Cành non có lông mềm, cành già nhẵn, màu nâu đen. Lá mọc so le, phiến dày, hình trái xoan rộng hoặc hình trứng ngược, dài 10-15 cm, rộng 6-8 cm, gốc tròn. Hoa đơn tính cùng gốc, cụm hoa đực dài, có lông mềm, gồm nhiều hoa, bao hoa hình ống có hai phiến dính nhau ở đầu, nhị có bao phấn rộng; cụm hoa cái mọc trên thân hoặc cành già, hình bầu dục, có nhiều hoa, bao hoa hình trụ mềm, đầu rất hẹp, bầu có vòi hình sợi. Quả phức to, hình bầu dục đến trứng dài, vỏ ngoài có nhiều gai tầy nhọn, gồm rất nhiều quả thịt mềm; hạt to. Trong loài này, tùy vào đặc điểm của quả người ta còn phân ra làm hai loại, ví dụ như ở nước ta là "mít ráo" (hard jackfruit) và "mít ướt" (soft jackfruit). Ngoài giá trị làm thực phẩm của quả mít thì các bộ phận khác của cây được sử dụng trong y học dân gian Việt Nam để chữa bệnh. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa; gỗ và lá được dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay chữa những trường hợp co quắp; hạt mít có tác dụng hạ khí, thông trung tiện; nhựa mít có tác dụng tiêu sưng, giải độc, chữa sưng tấy, mụn nhọt. Ở Indonesia, dịch ép quả mít non có trong thành phần một thuốc
đang nạp các trang xem trước