tailieunhanh - Nghiên cứu chất lượng dầu tràm ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sử dụng các phương pháp vật lý và hóa học chúng tôi đã xác định được một số tính chất hóa lý của tinh dầu lá tràm, dầu tràm người dân đang sử dụng và tinh dầu lá chổi. Sử dụng thiết bị sắc ký khí, khối phổ liên hợp (GC/MS) chúng tôi đã nhận biết được thành phần các hợp chất hóa học của ba loại tinh dầu này. | NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DẦU TRÀM Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ THANH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp vật lý và hóa học chúng tôi đã xác định được một số tính chất hóa lý của tinh dầu lá tràm, dầu tràm người dân đang sử dụng và tinh dầu lá chổi. Sử dụng thiết bị sắc ký khí, khối phổ liên hợp (GC/MS) chúng tôi đã nhận biết được thành phần các hợp chất hóa học của ba loại tinh dầu này. Chúng tôi nhận thấy rằng trong ba loại tinh dầu trên ngoài hợp chất có tỷ lệ khác nhau, các hợp chất khác cũng có sự khác biệt. Từ khóa: Dầu tràm, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 1. MỞ ĐẦU Cây tràm (Melaleuca leucadendra L.) thuộc họ Sim (Myrtaceae) mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, phân bố từ Bắc vào Nam. Ở miền Trung [5] cây tràm có nhiều nhất tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tinh dầu tràm tách chiết từ cây tràm (Melaleuca leucadendra L.) thuộc họ Sim (Myrtaceae), được sử dụng phổ biến trong dân gian như là một vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp và một số bệnh khác. Dầu tràm là một loại thuốc trong nhà phổ biến, đặc biệt là ở Đông Nam Á, được sử dụng để điều trị ho và cảm lạnh, chống co thắt dạ dày, đau bụng và bệnh hen suyễn. Nó được sử dụng bên ngoài để giảm đau dây thần kinh và thấp khớp, thường ở dạng thuốc mỡ và liniments, và để làm giảm đau răng và đau tai. Nó cũng được áp dụng trong điều trị khối u lan chậm. Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp ngoài chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi, cảm mạo, dùng xông sát trùng đường hô hấp, uống có tác dụng chống co thắt, chữa ho, long đờm, dùng bôi các vết xay xát và các vết bỏng, vừa sạch vừa sát trùng.[1], [3], [7], [8], [9]. Hợp chất 1,8-cineole trong tinh dầu tràm có tác dụng ức chế in vitro các chủng nấm: Candida albicans, Trichophyton rubrum, Microsporum gypseum, M. lanosum và Epidermophyton flocosum. [5]- Theo Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung [6]: tinh dầu lá tràm chứa 14 - 65% 1,8 – cineole tùy theo tuổi cây, thổ nhưỡng và các điều kiện khác. Các .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN