tailieunhanh - Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật cho vữa mạch mỏng xây tường bê tông khí chưng áp

Bài viết Xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật cho vữa mạch mỏng xây tường bê tông khí chưng áp trình bày tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm này vẫn chưa được ban hành gây lúng túng cho các đơn vị sản xuất, thi công và giám sát. Trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài và căn cứ thực tế xây dựng ở Việt Nam,. . | VẬT LIỆU - MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT HẠ TẦNG XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHO VỮA MẠCH MỎNG XÂY TƯỜNG BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP ThS. NGUYỄN TIẾN THÀNH Ban Quản lý dự án Nhà Quốc hội & Hội trường Ba Đình mới TS. HOÀNG MINH ĐỨC Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Trong vài năm gần đây, cùng với các sản phẩm bê tông khí chưng áp, vữa mạch mỏng cho khối xây bê tông khí chưng áp bắt đầu được sử dụng trong các công trình xây dựng ở nước ta. Tuy nhiên, cho tới nay tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm này vẫn chưa được ban hành gây lúng túng cho các đơn vị sản xuất, thi công và giám sát. Trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài và căn cứ thực tế xây dựng ở Việt Nam, bài báo này đi sâu phân tích và đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật cho vữa mạch mỏng xây tường bê tông khí chưng áp. 1. Mở đầu Kể từ khi được Johan Alex Eriksson (Thụy Điển) chế tạo lần đầu tiên vào năm 1923 cho đến nay, bê tông khí chưng áp (AAC) đã có những bước phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại Châu Âu. Trong vài thập niên gần đây, AAC cũng đã được sản xuất và ứng dụng mạnh mẽ tại Hoa Kỳ, Úc và các nước Châu Á. AAC được sử dụng với nhiều mục đích và trong nhiều hạng mục công trình, trong đó quan trọng nhất là giảm nhẹ tải trọng công trình và tăng khả năng cách nhiệt cho tường. Ở Việt Nam, việc sử dụng AAC đã bắt đầu từ vài năm trở lại đây với các sản phẩm được nhập khẩu từ Thái Lan. Bước phát triển mạnh mẽ của AAC gắn liền với Quyết định số 567/2010 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành về "Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020", mục tiêu đến năm 2015 phát triển sản xuất và sử dụng loại vật liệu không nung thay thế gạch đất sét nung với tỷ lệ 20-25% và nâng lên 30- 40% vào năm 2020. Từ năm 2011, các công trình từ 9 tầng trở lên cần sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây. Đến nay, một số Nhà máy sản xuất AAC tại Việt Nam đã đi vào hoạt động, cung cấp cho thị trường một lượng lớn sản phẩm blốc AAC dùng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN