tailieunhanh - Vị trí thương nhân Trung Quốc trong tuyến thương mại thuyền buồm giữa Manila (Philippines) và Acapulco (Mexico) của Tây Ban Nha (1572-1815)
Thương mại thuyền buồm giữa Manila (Philippines) và Acapulco (Mexico) của Tây Ban Nha còn được gọi là Manila Galleon1 . Tuy nhiên, đối với người Mexico, Manila Galleon còn được biết đến với tên gọi “Nao de China” hay “China ship”. Tên gọi này phản ánh thực tế là hầu hết những hàng hóa trên các Galleon đến với người Tân Tây Ban Nha đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. | VỊ TRÍ THƯƠNG NHÂN TRUNG QUỐC TRONG TUYẾN THƯƠNG MẠI THUYỀN BUỒM GIỮA MANILA (PHILIPPINES) VÀ ACAPULCO (MEXICO) CỦA TÂY BAN NHA (1572 - 1815) TRẦN THỊ QUẾ CHÂU Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Thương mại thuyền buồm giữa Manila (Philippines) và Acapulco (Mexico) của Tây Ban Nha còn được gọi là Manila Galleon1. Tuy nhiên, đối với người Mexico, Manila Galleon còn được biết đến với tên gọi “Nao de China” hay “China ship”. Tên gọi này phản ánh thực tế là hầu hết những hàng hóa trên các Galleon đến với người Tân Tây Ban Nha đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ sự gợi ý đó, chúng tôi khai thác vấn đề vị trí của thương nhân Trung Quốc trong tuyến thương mại Manila Galleon. Vai trò đó được thể hiện: các thương nhân Trung Quốc không chỉ cung cấp khối lượng hàng hóa chủ yếu cho Manila Galleon mà còn nhập khẩu khối lượng bạc trắng khổng lồ từ Châu Mĩ vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra lực lượng thương nhân người Hoa ở Philippines đóng vai trò vô cùng cần thiết đối với việc duy trì sự ổn định cho tuyến thương mại này. Từ khóa: Thương mại thuyền buồm, Manila, Acapulco, thương nhân Trung Quốc 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong suốt thời kì đầu chinh phục và cai trị ở Philippines, Tây Ban Nha đã có nhiều nổ lực để tìm hiểu, khai thác tiềm năng kinh tế của ở quần đảo này nhưng họ dường như thất vọng. Gia vị - thứ tài sản quí giá của Moluccas không thể phát triển ở Philippines. Ngoài ra, Philippines không có nhiều nguồn tài nguyên, nông nghiệp lạc hậu và không có công nghiệp khai mỏ như thuộc địa Tây Ban Nha ở Châu Mỹ. Lợi tức mà Tây Ban Nha thu được hằng năm không đủ chi trả cho bộ máy cai trị và những phí tổn khác ở thuộc địa. Thiết lập thương mại với Trung Quốc là giải pháp duy nhất mà người Tây Ban Nha tính đến để tiếp tục duy trì sự hiện diện của họ ở Philippines và Châu Á. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh và đối chọi mạnh mẽ của người Bồ Đào Nha, mục tiêu của họ đã nhanh chóng thất bại, thay vì thiết lập quan hệ thương mại trực tiếp với Trung Quốc, họ buộc phải chuyển sang chính .
đang nạp các trang xem trước