tailieunhanh - Về việc xây dựng bộ sưu tập và kho tài liệu số Quốc gia

Bài viết giới thiệu khái quát về bộ sưu tập số và kho tài liệu số Quốc gia; khẳng định sự cần thiết và đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng bộ sưu tập tài liệu số Quốc gia; đề xuất mô hình bộ sưu tập này của Việt Nam. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI VỀ VIỆC XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP VÀ KHO TÀI LIỆU SỐ QUỐC GIA (1) TS Lê Văn Viết Tóm tắt: Giới thiệu khái quát về bộ sưu tập số và kho tài liệu số quốc gia. Khẳng định sự cần thiết và đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng bộ sưu tập tài liệu số quốc gia. Đề xuất mô hình bộ sưu tập này của Việt Nam. Từ khóa: Bộ sưu tập số quốc gia; kho tài liệu số quốc gia; thư viện số; Việt Nam. Building national digital collection Abstract: The paper introduces overview of national digital collection and storage, analyzes the demand and practical factors for building national digital collection. It also introduces a digital collection model for Vietnam. Keywords: National digital collection; national digital storage; digital library; Vietnam. Mở đầu Ngay sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, Quốc hội nước này đã ra quyết định biến Thư viện Hoàng gia thành Thư viện Quốc gia Pháp với hai chức năng cơ bản: thu nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm trong nước để tạo thành kho sách (tài liệu) quốc gia và biên soạn, xuất bản thư mục quốc gia Pháp. Từ đó, các chức năng này cũng được thư viện quốc gia của nhiều nước trên thế giới thực hiện. Thư viện Trung ương Đông Dương được toàn quyền Pháp thành lập ở Hà Nội năm 1917 cũng thực hiện các chức năng này từ năm 1922 theo Sắc lệnh của Toàn quyền Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ (1) Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký ban hành Sắc lệnh 18 - SL ngày 31 tháng 01 năm 1946 và Nghị định ngày 12 tháng 02 năm 1946 quy định chế độ lưu chiểu ở nước ta, theo đó nhà xuất bản phải nộp lưu chiểu cho Quốc gia Thư viện (tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương, ngày nay là Thư viện Quốc gia Việt Nam - TVQGVN) 8 bản, còn nhà in nộp 2 bản (sau này, các quy định về số bản nộp lưu chiểu có khác nhau trong các Luật Xuất bản năm 1993, 2004, 2008, 2012). Từ đó, TVQGVN đã tổ chức thực hiện khá tốt chức năng nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm trong nước để tạo nên kho sách quốc gia2. Tuy .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN