tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng chiều dày màng sơn khô đến tính năng chống ăn mòn kết cấu thép của hệ sơn Epoxy giàu kẽm - Polyurethane
Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng chiều dày màng sơn khô đến tính năng chống ăn mòn kết cấu thép của hệ sơn Epoxy giàu kẽm - Polyurethane trình bày: Giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng chiều dày màng sơn khô đến tính năng chống ăn mòn kết cấu thép của hệ sơn epoxy giàu kẽm - polyurethane theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm,. | VẬT LIỆU - MÔI TRƯỜNG - KỸ THUẬT HẠ TẦNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CHIỀU DÀY MÀNG SƠN KHÔ ĐẾN TÍNH NĂNG CHỐNG ĂN MÒN KẾT CẤU THÉP CỦA HỆ SƠN EPOXY GIÀU KẼM - POLYURETHANE KS. PHAN VĂN CHƯƠNG Viện KHCN Xây dựng . NGUYỄN MINH TUYỂN Đại học Xây dựng Hà Nội Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng chiều dày màng sơn khô đến tính năng chống ăn mòn kết cấu thép của hệ sơn epoxy giàu kẽm - polyurethane theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm. 1. Đặt vấn đề Ăn mòn kết cấu thép là hiện tượng phổ biến và là nguyên nhân chủ yếu gây hư hỏng kết cấu và làm giảm đáng kể tuổi thọ các công trình xây dựng ở vùng biển. Tình trạng ăn mòn và hư hỏng các công trình thép là nghiêm trọng và ở mức báo động. Tốc độ ăn mòn làm hư hỏng công trình diễn ra khá nhanh. Một trong những biện pháp chống ăn mòn hiệu quả là sơn phủ. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiều dày màng sơn có ảnh hưởng quan trọng đến tính năng chống ăn mòn của hệ sơn. Mỗi hệ sơn có một chiều dày tối ưu cần nghiên cứu để đảm bảo khả năng chống ăn mòn cho kết cấu thép. Trong bài báo này, nghiên cứu ảnh hưởng chiều dày màng sơn khô của hệ sơn epoxy giàu kẽm polyurethane với hàm mục tiêu là độ bền nhiệt ẩm, độ bền mù muối, độ thấm ion clo và khả năng chống ăn mòn. 2. Phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm Phương pháp quy hoạch thực nghiệm Phương trình hồi quy hàm mục tiêu y phụ thuộc vào các biến mã có dạng: 2 y = b1 + b2X1 + b3X2 + b4X3 + b5X 1 + b6X 2 2 2 + b7X 3 + b8X1X2 + b9X1X3 + b10X2X3 + b11X1X2X3 Trong đó: y – Hàm mục tiêu; bj – Các hệ số của phương trình hồi quy thực nghiệm, j =111; X1, X2, X3 – các biến mã tương ứng của các nhân tố ảnh hưởng. Trong đó X1 là lớp sơn lót, X2 là lớp sơn trung gian, X3 là lớp sơn phủ. k Số thí nghiệm: N = 2 + 2k + m. K là số nhân tố quy hoạch: k = 3. m là số thí nghiệm lặp tại tâm kế hoạch: m = 5. 3 Số lượng thí nghiệm là N = 2 + + 5 = 19. Điểm nằm trên trục toạ độ = K= 3 = 1,73. Bậc tự do lặp f2 = m - 1 = 5 - 1 = 4. Các tiêu chuẩn thử .
đang nạp các trang xem trước