tailieunhanh - Cảm thức văn hóa trong thơ Ngô Văn Phú

Trong thơ hiện đại Việt Nam, bên cạnh những người mải mê tìm kiếm, học hỏi những điều mới lạ, rất hiện đại từ những nền văn học tiên tiến trên thế giới, lại có những người như những con ong cần mẫn đi tìm kiếm những tinh hoa văn hóa dân tộc, hình thành nên một bộ phận văn học khá độc đáo. | CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ NGUYỄN THÀNH THẠO Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế HOÀNG ĐỨC KHOA Nhà xuất bản Đại học Huế Tóm tắt: Trong thơ hiện đại Việt Nam, bên cạnh những người mải mê tìm kiếm, học hỏi những điều mới lạ, rất hiện đại từ những nền văn học tiên tiến trên thế giới, lại có những người như những con ong cần mẫn đi tìm kiếm những tinh hoa văn hóa dân tộc, hình thành nên một bộ phận văn học khá độc đáo. Người ta hay gọi đó là kiểu nhà thơ mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống (nhà thơ chân quê). Ở giai đoạn 1930-1945, những tác giả tiêu biểu sáng tác theo kiểu này như: Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ Giai đoạn sau đó, có thể đề cập đến Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ và lẽ dĩ nhiên, Ngô Văn Phú không nằm ngoài hiện tượng ấy. Đọc thơ Ngô Văn Phú, người ta dễ đồng cảm, sẻ chia, một phần vì cảm thức văn hóa truyền thống dân tộc in hằn rõ nét trong thơ ông. Từ khóa: cảm thức văn hóa, thơ Ngô Văn Phú, nhà thơ chân quê 1. MỞ ĐẦU Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm với bề dày văn hóa truyền thống. Theo Trần Ngọc Thêm, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tiến trình văn hóa của dân tộc ta là một chặng đường khá dài, có thể chia thành “6 giai đoạn ( ) 3 lớp văn hóa” [10,]. Giữa văn hóa và văn học có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu văn hóa là cơ sở, nền tảng của sáng tạo văn học nghệ thuật thì văn học là một bộ phận của văn hóa, là phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa, là sự tự ý thức của văn hóa. Từ cảm quan văn hóa, nhà thơ Ngô Văn Phú đã khám phá đất nước trong chiều sâu của những trầm tích làm nên nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Khởi lộ của hành trình khám phá bằng thơ ấy, có lẽ từ chính nơi ông được sinh ra, vùng trung du Bắc Bộ, xứ cọ Vĩnh Phúc. Cảm thức văn hóa trong thơ ông, có lẽ bắt nguồn từ đó, từ tình cảm sâu nặng với quê hương, với con người nơi đây; và sự thiết tha, trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. 2. GẮN BÓ VỚI QUÊ HƯƠNG, COI TRỌNG TÌNH YÊU THƯƠNG Quê hương, đó là nguồn cội,