tailieunhanh - Biến đổi áp lực tĩnh mạch trung tâm đặt qua tĩnh mạch nền trong điều trị sốc sốt xuất huyết dengue tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát sự biến đổi của áp lực tĩnh mạch trung tâm đặt qua đường tĩnh mạch nền và tìm hiểu mối tương quan giữa giá trị áp lực tĩnh mạch trung tâm với các đặc điểm lâm sàng trong theo dõi sốc sốt xuất huyết dengue (SXH-D). | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 BIẾN ĐỔI ÁP LỰC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM ĐẶT QUA TĨNH MẠCH NỀN TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ Phan Văn Năm*, Võ Thị Thu Hương*, Phan Hùng Việt ** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi của áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) đặt qua đường tĩnh mạch nền và tìm hiểu mối tương quan giữa giá trị áp lực tĩnh mạch trung tâm với các đặc điểm lâm sàng trong theo dõi sốc sốt xuất huyết Dengue (SXH-D). Đối tượng và phương pháp: bao gồm 43 bệnh nhân được chẩn đóan sốc SXH-D độ III và độ IV vừa nhập khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ 03/2009 – 08/2010. Mỗi bệnh nhân sẽ được đặt CVP qua tĩnh mạch nền. Kết quả: giá trị trung bình của CVP được đo lần đầu là 7,3 ± 3,0 CmH2O, sau 30 phút là 9,5 ± 2,6 CmH2O, sau 60 phút là 10,2 ± 2,3 CmH2O, sau 2 giờ là 10,4 ±2,3 CmH2O, sau 3 giờ là 10,5± 2,4 CmH2O, sau 6 giờ là 10,5 ± 2,5 CmH2O, sau 12giờ là 10,8±2,5 CmH2O, sau 24 giờ là 12 ± 2,8 CmH2O, sau 36 giờ là 12,4 ± 4,1 CmH2O. Có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa trị số CVP lúc bắt đầu đo với thời gian làm đầy mao mạch (r= -0,32; p 0,05 p - Nhiễm trùng ở vị trí dự tính đặt catheter để đo CVP. - Những bệnh nhân có kèm theo các bệnh mạn tính như: bệnh tim bẩm sinh, hội chứng Down, hội chứng thận hư, suy tim. - Không được sự hợp tác của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trị số của CVP giữa thời điểm bắt đầu đo với thời điểm 30 phút sau và 60 phút sau với p 0,05 p phân phối tần suất, phần trăm, trung bình, sử tương quan pearson (hệ số tương quan “r”). KẾT QUẢ Có 43 trường hợp sốc SXH-D đủ tiêu chuẩn để đưa vào lô nghiên cứu. Giới tính Nam: 15 (34,9%), Nữ: 28 (65,1%). Nữ / Nam = 1,9/1. Bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam với tỷ suất nữ/nam =1,9/1 Nhóm tuổi Bảng 1: Phân bố tuổi Nhóm tuổi ≤5 tuổi 5 đến 10 tuổi >10 tuổi Tổng X±SD (tuổi) n 7 29 7 43 % 16,3 67,4 16,3 100 8,0 ± 2,6 Nhóm tuổi vào viện thường gặp nhất là 5-10 tuổi

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN