tailieunhanh - Tìm hiểu một số đặc điểm của Đạo Mẫu thông qua lời hát chầu văn

Đạo Mẫu là một sản phẩm văn hóa độc đáo của Việt Nam. Đạo Mẫu đề cập đến sự thờ phụng nữ thần mẹ tại, kéo theo niềm tin và thực hành khá khác nhau: bao gồm việc thờ phụng nữ thần cũng như sự sùng bái tứ phủ, kết hợp với nghi lễ lên đồng. Thông qua lời hát chầu văn người đọc có thể hiểu đặc điểm của Nữ thần mẹ như khái niệm, nhận thức về thế giới, số phận của con người và các vấn đề liên quan đến nghi lễ lên đồng. | TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO MẪU THÔNG QUA LỜI HÁT CHẦU VĂN TRẦN THỊ THANH NHỊ Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Đạo Mẫu là một sản phẩm văn hóa độc đáo của Việt Nam. Đạo Mẫu đề cập đến sự thờ phụng nữ thần mẹ tại, kéo theo niềm tin và thực hành khá khác nhau: bao gồm việc thờ phụng nữ thần cũng như sự sùng bái tứ phủ, kết hợp với nghi lễ lên đồng. Thông qua lời hát chầu văn người đọc có thể hiểu đặc điểm của Nữ thần mẹ như khái niệm, nhận thức về thế giới, số phận của con người và các vấn đề liên quan đến nghi lễ lên đồng. Từ khóa: Đạo Mẫu Việt Nam, Thánh Mẫu, lên đồng, chầu văn 1. MỞ ĐẦU Nhìn một cách khái quát, tổng hợp có thể nhận thấy bức tranh của các bộ phận, cấu trúc, thành tố kiến tạo nên hệ tư tưởng mang tính chất triết học, tôn giáo Việt Nam trước khi có ảnh hưởng của phương Tây gồm có Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng Mẫu Các nhà nghiên cứu văn học đều đồng thuận là diện mạo tư tưởng Việt Nam được hình thành bởi tam giáo (Nho, Phật, Lão), vô tình đánh giá thấp, thậm chí cho tín ngưỡng Mẫu là mê tín dị đoan. Đây là một thiếu sót khá quan trọng vì hơn bất cứ một tư tưởng triết học hay tôn giáo nào vừa kể trên (đều ảnh hưởng, tiếp nhận từ bên ngoài) thì tín ngưỡng Mẫu xuất hiện và hình thành nên từ thực tế văn hóa bản địa. 2. HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC CHỊU ẢNH HƯỞNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Thường thì các văn bản ghi chép về thần linh như thần tích, thần phả, ngọc phả, truyện thơ ban đầu xuất phát từ thần thoại, huyền thoại, truyền thuyết, truyện kể dân gian. Trong thực tế lại có hiện tượng dòng chảy ngược là huyền thoại hóa, dân gian hóa các văn bản thần tích, thần phả. Hiện tượng về các nữ thần, Thánh Mẫu cũng không nằm ngoài quy luật ấy., ví dụ: truyện kể dân gian về Liễu Hạnh khá phong phú (điều này có thể kiểm chứng cụ thể trong Truyện cổ tích Việt Nam do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm) sau này được ghi chép lại trong các tác phẩm như Việt Điện u linh tập (Lí Tế Xuyên), Sự thờ cúng các vị thần tiên ở Việt Nam (Nguyễn Văn Huyên), Nam Hải dị .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.