tailieunhanh - Những thể nghiệm về kỹ thuật tiểu thuyết của các nhà văn nữ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Nghiên cứu tiểu thuyết nữ giai đoạn này để thấy được những cách tân đáng ghi nhận của các chị trên phương diện nghệ thuật: xây dựng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ. Những thể nghiệm về kỹ thuật tiểu thuyết của các tác giả nữ đã đánh dấu một chặng đường mới của văn học; làm tiền đề, định hướng cho những sáng tác của các cây bút nữ sau này. | NHỮNG THỂ NGHIỆM VỀ KỸ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Tiểu thuyết giai đoạn từ 1930-1945 là bộ phận quan trọng của tiểu thuyết hiện đại. Thế nhưng trong một thời gian dài, mảng tiểu thuyết của các nhà văn nữ ít được chú ý. Nghiên cứu tiểu thuyết nữ giai đoạn này để thấy được những cách tân đáng ghi nhận của các chị trên phương diện nghệ thuật: xây dựng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ. Những thể nghiệm về kỹ thuật tiểu thuyết của các tác giả nữ đã đánh dấu một chặng đường mới của văn học; làm tiền đề, định hướng cho những sáng tác của các cây bút nữ sau này. Từ khoá: tiểu thuyết, nhà văn nữ, nghệ thuật 1. MỞ ĐẦU Những thập niên đầu thế kỷ XX văn xuôi Việt Nam đã có những bước chuyển động nhanh chóng trên tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc, tạo nên một diện mạo mới và mở ra khả năng hội nhập với các nước. Tiểu thuyết là một trong những thể loại đi tiên phong trong tiến trình này. Nhiều công trình đi trước đã làm rõ tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. Rất tiếc là trong các công trình đó ít đề cập đến những sáng tạo của những cây bút nữ. Một trong những sự đổi mới cần ghi nhận trong thi pháp tiểu thuyết nữ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là sự đa dạng về kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ trần thuật. Bài viết này ghi nhận những đổi mới ban đầu của những cây bút nữ nhìn từ kỹ thuật viết tiểu thuyết. 2. NHỮNG THỂ NGHIỆM VỀ KỸ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX . Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật Trong tác phẩm văn học, nhân vật là yếu tố quan trọng đối với nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết. Tiểu thuyết không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nó không chỉ là “nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng hiện thực” mà còn là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hoá quan

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.