tailieunhanh - Đa dạng hóa các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam
Bài viết "Đa dạng hóa các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam" giới thiệu các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam, nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và một số biện pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức khai thác, sử dụng. . | DA DẠNG HÓA CẤC HÌNH THIỈD Tổ CHÚC KHAI THẮC sử DỤNG TÀI LIỆU LUU TRỮ TẠI CẤC TRUNG TÀM LUU TRỮ QUỐC GIA VIỆT NAM ThS. Trần Phương Hoa1 Cùng với sự phát triển của xã hội tài liệu lưu trữ không đơn thuần chỉ là nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu lịch sử mà còn được phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của xã hội. Hơn nữa đổi tượng có nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ không chỉ là những nhà khoa học trong nước mà còn có các đối tượng ở các ngành nghề khác nhau và từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu vấn đề đa dạng hóa các hình thức tổ chửc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ quốc gia là việc làm cần thiết trong bối cảnh mới của đất nước hiện nay. 1. Các hình thức khai thác sử dụng hiện nay Hiện nay Việt Nam cổ 4 trung tâm lưu trữ quốc gia được đật tại 3 miền Bắc Trung Nam. Các trung tâm này đã và đang phục vụ nhiều đối tượng khác nhau ở trong và ngoài nước với hàng chục ngàn tài liệu. Hình thức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ phổ biến tại các trung tâm lưu trữ quốc gia hiện nay là nghiên cứu tài liệu tại phòng đọc và sao chụp tài liệu lưu trữ. Hình thức nghiên cứu tài liệu tại phòng đọc có ưu điểm là độc giả được tiếp cận bàn chỉnh bản gốc của tài liệu đảm bảo an toàn cho tài liệu vì chỉ sử dụng ưong phòng đọc và được hỗ trợ trực tiếp bởi các cán bộ phục vụ khai thác sử dụng. Bên cạnh những ưu điểm hình thức này lại có hạn chế là không linh hoạt về thời gian không thuận 1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. 326 lợi cho các đối tượng bị giới hạn về khoảng cách địa lý và tài liệu có nguy cơ bị hư hỏng cao. Chính vì vậy hình thức này thường chỉ phù hợp với các đối tượng có điều kiện thuận lợi về thời gian và không gian cũng như có nhu cầu sử dụng bản gốc của tài liệu. Trong 6 năm từ năm 2002 - 2007 các trung tâm lưu trữ quốc gia phục vụ được khoảng hơn 3000 lượt độc giả1 và điều đó có nghĩa là mỗi trung tâm lưu trữ quốc gia phục vụ trung bình được khoảng gần 800 lượt độc giả một năm.
đang nạp các trang xem trước