tailieunhanh - Văn hóa là hệ thống các biểu tượng thông tin - xã hội
Bài viết đưa ra 5 nhóm tiếp cận văn hóa khác nhau bao gồm: Văn hóa như là thuộc tính bản chất của đời sống xã hội, Văn hóa như là một dạng hoạt động của đời sống xã hội, Văn hóa như là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra, Văn hóa như là một tiểu hệ thống của toàn bộ hệ thống xã hội - tiểu hệ thống văn hóa tinh thần, Văn hóa như là hệ thống các biểu tượng - thông tin xã hội. . | VĂN HÓA LÀ HỆ THỐNG CÁC BIỂU TƯỢNG THÔNG TIN - XÃ HỘI NGUYỄN VĂN HẬU Có nhiều cách tiếp cận văn hoá là do đứng ở nhiều góc độ khác nhau để nghiên cứu về lĩnh vực này, từ cách tiếp cận văn hoá theo kiểu “tinh thần luận”, “hiện tượng luận” cho đến kiểu “thao tác luận” . Mỗi phương pháp tiếp cận lại có nhiều quan niệm, nhiều cách định nghĩa về văn hoá khác nhau. Song, nhìn chung những quan niệm khác nhau đó đều bộc lộ một điểm chung nhất - Văn hoá là lớp thăng hoa trên cái tự nhiên, của con người và xã hội loài người. Dưới góc độ của xã hội học thì văn hoá là sản phẩm của con người, là quan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và là toàn bộ cách ứng xử của con người trong cuộc sống đó. Văn hoá chính là điểm hội tụ sáng nhất, là tinh hoa của trí tuệ loài người. Nó là cái để phân biệt giữa con người với con vật. Văn hoá được xem là một lĩnh vực đặc biệt của đời sống xã hội. Nó là trung tâm định hướng giá trị và điều tiết mọi hoạt động của con người, đồng thời còn là quá trình “nhân hoá” chính bản thân con người trong đời sống xã hội. Ngày nay, có hàng trăm cách xác định khoa học về văn hoá và nó được tiếp cận từ nhiều lĩnh vực khoa học, nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Điều đó cho thấy các nhà khoa học đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề văn hoá. Qua lăng kính của xã hội học văn hoá và bằng phương pháp tiếp cận hệ thống để xem xét về bản chất xã hội của văn hoá ta có thể hình dung ra một số nhóm tiếp cận văn hoá khác nhau như sau. Nhóm một: Văn hoá như là thuộc tính bản chất của đời sống xã hội a. Văn hoá là một thuộc tính của xã hội -Quá trình xã hội hoá cá nhân Trường phái tâm lý học - xã hội cho rằng văn hoá như là quá trình xã hội hoá cá nhân trong đời sống xã hội. Quan điểm này đã nhấn mạnh vào tính chất di truyền xã hội, chính là khả năng học tập của con người. Nhiệm vụ chính của xã hội là phải định hướng và đưa mỗi cá nhân với tư cách là thành viên của nhóm hội nhập vào nền văn hoá chung của toàn xã hội. Kênh quan trọng nhất của quá trình này chính là kênh
đang nạp các trang xem trước