tailieunhanh - Tư liệu Hán Nôm, nguồn sử liệu quan trọng tại các di tích lịch sử văn hóa

Bài viết "Tư liệu Hán Nôm, nguồn sử liệu quan trọng tại các di tích lịch sử văn hóa" giới thiệu về những thông tin quý giá ấy còn được lưu giữ trên các vật ghi tin hiện còn được bảo lưu ở các di tích lịch sử văn hóa ở miền Bắc Việt Nam hiện nay. . | TƯ LIỆU HÁN NÔM, NGUỒN SỬ LIỆU QUAN TRỌNG TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ. NGUYỄN VĂN TIẾN Tóm tắt Tài liệu Hán Nôm ở các di tích lịch sử văn hoá là một nguồn sử liệu chữ viết rất đa dạng và phong phú. Ở chúng còn ẩn chứa nhiều thông tin quan trọng cho bản thân các di tích ấy và những thông tin quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau không những của khoa học xã hội nhân văn, mà còn của những lĩnh vực khác như kiến trúc, quân sự và những hoạt động kinh tế khác nữa. Bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu về những thông tin quý giá ấy còn được lưu giữ trên các vật ghi tin hiện còn được bảo lưu ở các di tích lịch sử văn hoá ở miền Bắc Việt Nam hiện nay. Như chúng ta đã biết, di tích lịch sử văn hoá là những dấu tích, vết tích hoạt động của con người trong quá trình lịch sử. Ở Việt Nam (hay đúng hơn là ở miền Bắc Việt Nam), các di tích hiện còn, hầu hết có niên đại từ thời Hậu Lê trở lại đây. Các di tích kiến trúc gỗ thuộc thời Lý hiện không còn, chỉ còn lại số ít bộ phận của bộ khung kiến trúc gỗ thời Trần như: Bộ khung gỗ thượng điện chùa Dâu (Bắc Ninh), thượng điện chùa Bối Khê (Hà Nội), thượng điện chùa Thái Lạc (Hưng Yên). Ở các di tích lịch sử văn hoá, các nhà khoa học đã khai thác được khá nhiều thông tin thông qua nguồn sử liệu trực tiếp từ bản thân các di tích và các di vật hiện còn của chúng. Trong số các nguồn sử liệu quan trọng ấy, nguồn sử liệu có từ các văn bản Hán Nôm là một trong những nguồn sử liệu viết quan trọng góp phần nghiên cứu các di tích và nhiều vấn đề lịch sử có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau như sử học, dân tộc học, kiến trúc, địa lý, tôn giáo . Tài liệu Hán Nôm hiện tồn tại ở các di tích lịch sử văn hoá được hiển hiện ở các văn tự trên các vật ghi tin bằng chất liệu khác nhau như: đá, đồng, gỗ, giấy. Ở chất liệu đá ta có các loại văn tự trên bia đá, khánh đá mà văn bản được người xưa khắc trên đó được gọi là văn khắc, hay văn bia. Ở miền Bắc Việt Nam, tấm bia sớm nhất được biết đến là bia "Đại Tuỳ cửu châu quận bảo an

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.