tailieunhanh - Bia thần đạo và giá trị tư liệu
Bia thần đạo (chữ Hán) thường được dựng phía Đông Nam lăng mộ của các bậc đế vương, hoàng tộc, đại thần, do những tay bút nổi tiếng đương thời soạn thảo, do vậy, văn chương, chữ nghĩa trên bia mang tính mẫu mực, tính thẩm mỹ cao, sử liệu phong phú. Bài viết điểm lại lược sử của bia thần đạo, đồng thời nêu lên một số giá trị liên quan, như văn học, lịch sử, văn hóa và giáo dục. | S 4 (57) - 2016 - Di s n v n h‚a v t th BIA THẦN ĐẠO VÀ GIÁ TRỊ TƯ LIỆU NGUY N V N H I* - . L U TÁI HOA** TÓM TẮT Bia thần đạo (chữ Hán) thường được dựng phía Đông Nam lăng mộ của các bậc đế vương, hoàng tộc, đại thần, do những tay bút nổi tiếng đương thời soạn thảo, do vậy, văn chương, chữ nghĩa trên bia mang tính mẫu mực, tính thẩm mỹ cao, sử liệu phong phú. Bài viết điểm lại lược sử của bia thần đạo, đồng thời nêu lên một số giá trị liên quan, như văn học, lịch sử, văn hóa và giáo dục. Từ khóa: Bia thần đạo; giá trị tư liệu. ABSTRACT Than Dao (God of Roads) Stelae (in Chinese letter) usually erected in the Southeast of the tomb of kings, royalty, lords, by the famous contemporary scholars, therefore, literature and words on the stelae always highly aesthetic, historical richness. The paper reviews the history of Than Dao Stelae, and raised a number of related values, such as literature, history, culture and education. Key words: Than Dao (God Path) Stelae, Documentary values. 1. Lược sử bia thần đạo Là một thể loại thuộc hệ thống bia mộ, bia thần đạo lấy việc ca ngợi công lao, tán dương đức độ của người đã khuất làm chính, do vậy, nó rất được các bậc đế vương, quan chức coi trọng. Xét về nguồn gốc lịch sử, có lẽ, bia thần đạo ra đời từ yêu cầu của chế độ tang lễ thời cổ đại. Theo ghi chép của Phong Diễm (thời Đường), trong tác phẩm Phong thủy văn kiến kí: Theo quan niệm phong thủy từ thời thượng cổ, hướng Đông Nam của mộ người chết là hướng thần đạo, vì vậy, bia dựng trên hướng Đông Nam gọi là "thần đạo bi" - bia thần đạo ra đời từ đó. Ở Trung Quốc, từ thời Đông Hán - đời Hán Hòa Đế, năm đầu niên hiệu Hưng Nguyễn (105)1 đã có bia thần đạo, nhưng đến thời Đường quy định rõ quan chức từ ngũ phẩm trở lên mới được dựng bia thần đạo. Thời Minh lại quy định lại, quan chức từ tam phẩm trở lên mới được dựng bia thần đạo. Ở Việt Nam, việc soạn và dựng bia thần đạo, có lẽ mô phỏng theo quy chế của Trung Quốc, nên đây là loại bia thường chỉ dùng cho lăng mộ .
đang nạp các trang xem trước