tailieunhanh - Chùa Cầu Đông - Một di tích quan trọng góp phần xác định vị trí hoàng Thành Thăng Long
Chùa Cầu Đông là ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Tào Động, hiện ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Căn cứ vào di vật có niên đại sớm nhất (bia "Đông Môn tự ký" - 1624) thì vào khoảng đầu thế kỷ XVII, chùa Cầu Đông đã có mặt trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn vật. . | CHÙA CẦU ĐÔNG - MỘT DI TÍCH QUAN TRỌNG GÓP PHẦN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ HOÀNG THÀNH THĂNG LONG PHẠM THU HẰNG Tóm tắt: Chùa Cầu Đông là ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Tào Động, hiện ở số 38 phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Căn cứ vào di vật có niên đại sớm nhất (bia “Đông Môn tự ký” - 1624) thì vào khoảng đầu thế kỷ XVII, chùa Cầu Đông đã có mặt trên mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Giá trị kiến trúc, điêu khắc và hệ thống di vật của chùa chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn - giai đoạn cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Giá trị đặc biệt của chùa Cầu Đông tập trung ở hệ thống di vật, đặc biệt là di vật có minh văn (bia đá, chuông đồng). Địa điểm tồn tại của ngôi chùa là cứ liệu quan trọng để giới khoa học “tìm lại dấu vết thành Thăng Long”- xác định vị trí phía Đông của hoàng Thành Thăng Long. B Chùa Cầu Đông thuộc thiền phái Tào Động, hiện ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Nằm sát tường hồi bên trái chùa Cầu Đông là đình Đức Môn, cũng thuộc số nhà 38B phố Hàng Đường. Chùa Cầu Đông và đình Đức Môn có quan hệ gắn bó mật thiết, là hợp thể thống nhất chứ không đơn thuần là hai di tích đứng cạnh nhau, bởi có thể coi đình Đức Môn là công trình riêng để thờ Đức Ông - một loại tượng cố định, có mặt ở tất cả các ngôi chùa. Chùa Cầu Đông không quá nổi tiếng về cảnh quan hay qui mô, song tiềm ẩn những giá trị kiến trúc - nghệ thuật và lịch sử. 1. Chùa Cầu Đông có niên đại lâu đời, nằm ở trung tâm khu phố cổ của Hà Nội Chùa có tên chữ là Đông Môn Tự - chùa Đông Môn. Chữ “Đông” nghĩa là phía Đông, còn “Môn” nghĩa là cửa. Sở dĩ có tên gọi này vì xưa kia chùa thuộc thôn Đông Hoa Môn, phía đông của Hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại quen gọi là chùa Cầu Đông vì chùa nằm gần cầu Đông trên dòng sông Tô, bên cạnh chợ Cầu Đông ngày trước. Cầu Đông vang tiếng chợ chùa Trăng soi giá nến, gió lùa khói hương Mặt ngoài có phố Hàng Đường Phố Hàng Đường - nơi di tích chùa Cầu .
đang nạp các trang xem trước