tailieunhanh - Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
Bài giảng này giúp học viên hiểu được vai trò của thương mại quốc tế; phân tích được về cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái; phân tích và hiểu được cơ chế tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và dòng vốn luân chuyển tự do. để nắm bắt các nội dung chi tiết. | Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở BÀI 8: KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ Nội dung • Phân tích lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối, các xu hướng hạn chế thương mại quốc tế • Phân tích cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái • Phân tích tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và vốn luân chuyển hoàn hảo Mục tiêu Hướng dẫn học • Giúp học viên hiểu được vai trò của thương mại quốc tế • Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất và cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho bài này để học tập tốt hơn • Học viên phải hiểu được kiến thức nền tảng đã được học ở các bài trước thì mới có thể hiểu sâu được bài 8 này. Bài 8 nghiên cứu về các chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở, do đó, học viên phải biết được nền kinh tế mở có những đặc trưng gì. Học viên cần phải đọc và hiểu được các khái niệm liên quan trong việc phân tích nền kinh tế mở • Phân tích được về cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái • Phân tích và hiểu được cơ chế tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và dòng vốn luân chuyển tự do Thời lượng học • 10 tiết học 211 Bài 8: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường với đặc tính là luôn có xu hướng mở rộng thị trường ra bên ngoài, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu XX, đã cho phép thương mại quốc tế tăng nhanh và phát triển. Đến giữa thế kỷ XX nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ đến độ xuất hiện quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất, quốc tế hoá đời sống kinh tế. Hy vọng và niềm tin về mậu dịch thuộc địa bất bình đẳng đã tiêu tan, giờ đây các dân tộc, quốc gia đã thấy cần thiết phải làm gì để tham gia vào thương mại quốc tế có lợi nhất. . Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh . Lý thuyết về .
đang nạp các trang xem trước