tailieunhanh - Văn bia ghi về thiền phái Trúc Lâm
Qua văn bia, một số sự kiện lịch sử liên quan tới buổi khởi đầu của thiền phái Trúc Lâm được ghi nhận, với sự đóng góp “vô hạn độ” của tầng lớp “quý tộc”. Văn bia cũng cho thấy hành trạng của Trúc Lâm tam tổ, từ hoằng dương đạo pháp, xây dựng thiền viện đến tu trì | Đinh Khắc ThuŽn: Văn bia ghi về. VĂN BIA GHI VỀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 18 . ĐINH KHắC THUÂN* TÓM TẮT Qua văn bia, một số sự kiện lịch sử liên quan tới buổi khởi đầu của thiền phái Trúc Lâm được ghi nhận, với sự đóng góp “vô hạn độ” của tầng lớp “quý tộc”. Văn bia cũng cho thấy hành trạng của Trúc Lâm tam tổ, từ hoằng dương đạo pháp, xây dựng thiền viện đến tu trì Từ khóa: thiền phái; thiền sư; bia ký. ABSTRACT Through steles, some historical events relevant to the beginning of Trúc Lâm zen were recorded, with the unlimited contribution of aristocratic class. The steles also show the history of three first ancestors of Trúc Lâm Zen from expanding Buddhism to build pagodas etc. Key words: zen; monk; stele. hật phái Trúc Lâm để lại dấu ấn sâu đậm ở cụm di tích danh thắng thuộc dãy núi Yên Tử và phụ cận, mà cụ thể là các di tích thuộc huyện Đông Triều (Quảng Ninh), một số di tích thuộc huyện Chí Linh (Hải Dương) và huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nay được gọi là Tây Yên Tử. Tư liệu văn bia ở đây là minh chứng văn bản có giá trị trong việc xác định tính chân thực của quần thể di tích danh thắng gắn với trung tâm Phật phái Trúc Lâm dưới thời Trần. 1. Văn bia phản ánh lịch sử xây dựng, trùng tu di tích thuộc Phật phái Trúc Lâm * Trước hết là cụm văn bia ở các di tích thuộc huyện Đông Triều, tiêu biểu là văn bia chùa Quỳnh Lâm: “An Nam cổ tích danh lam Đệ nhất Quỳnh Lâm bi kí”. Phần văn tự còn rõ nhất trên văn bia cho biết, chùa được xây dựng lại khá quy mô vào năm Vĩnh Tộ thứ 3 (1621), gồm thượng điện (3 tầng), thiêu hương, tiền đường, hương vũ, hậu Phật đường, hai bên hành lang, hậu tăng - phòng oản. Sau đó, đến năm Cảnh Hưng thứ 30 (1769) lại được tu sửa, mở rộng quy mô, cùng việc tu sửa, tái tạo khu tháp mộ. Đó là tháp mộ của các tổ từng tu trì tại chùa. Cũng cần nói thêm rằng, chính tấm bia đá này đang mang dấu ấn các thời kỳ xây dựng, trùng tu chùa Quỳnh Lâm. Khởi thủy, đây là bia được tạo tác vào thời Lý, với kích cỡ quy mô khá lớn, cùng họa tiết rồng uốn lượn .
đang nạp các trang xem trước