tailieunhanh - Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ H- fABP trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp
Bài viết Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ h fabp trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp trình bày: Đánh giá sự biến đổi của H-FABP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở thời điểm trước 6 giờ và sau 24 giờ, xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và dự báo âm tính, điểm cắt của H-FABP, so sánh với hs troponin T, nghiên cứu ngang, tiến cứu trên 84 bệnh nhân NMCT cấp và 28 người tình nguyện khỏe mạnh, tại Bệnh viện Đà Nẵng,. . | NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ H-FABP TRONG CHẨN ĐOÁN SỚM NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Giao Thị Thoa1, Nguyễn Lân Hiếu2, Huỳnh Văn Minh3 (1) Nghiên cứu sinh chuyên ngành Nội Tim mạch, Trường Đại học Y Dược Huế -Đại học Huế (2) Bộ môn Tim mạch, Đại học Y Hà Nội (3) Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi của H-FABP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở thời điểm trước 6 giờ và sau 24 giờ. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và dự báo âm tính, điểm cắt của H-FABP, so sánh với hs troponin T. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngang, tiến cứu trên 84 bệnh nhân NMCT cấp và 28 người tình nguyện khỏe mạnh, tại Bệnh viện Đà Nẵng. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh 62,57 ± 12,91, của nhóm chứng 55,43 ± 12,33; tỷ lệ nam cao hơn gấp 3 lần so với nữ ở nhóm bệnh, gấp 2 lần so với nữ ở nhóm chứng. Về biến đổi nồng độ của H-FABP trong NMCT cấp: H-FABP tăng lên trong vòng 30 phút sau khởi phát, tăng nhanh ở thời điểm 0-6 giờ, đạt đỉnh sau 6-12 giờ với nồng độ trung bình là 245,13 ± 452,63 ng/ml và trở về bình thường sau 36 giờ. Trong khi đó, hs troponin T xuất hiện chậm hơn trong máu sau 3-6 giờ, đạt đỉnh sau 12-24 giờ với nồng độ trung bình là 4,52 ± 3,38 ng/ml. Nồng độ H-FABP và hs troponin T có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khoảng thời gian với p 36 giờ lần lượt là: 92,9%, 95,8%, 94,7%, 96,2%, 90,6%, 85,7%. Diện tích dưới đường cong ROC thời điểm 0-3 giờ của H-FABP là 0,921 và của hs troponin T là 0,918. Kết luận: Nghiên cứu khẳng định H-FABP là một dấu ấn sinh học vượt trội về độ nhạy, hơn hẳn hs troponin T trong chẩn đoán hoại tử cơ tim trong giai đoạn sớm 0-6 giờ, giờ vàng của NMCT cấp; góp phần quan trọng quyết định phương thức điều trị, phân tầng nguy cơ, tiên lượng bệnh. Từ khóa: chỉ điểm sinh học, H-FABP (Heart type Fatty Acid Binding Protein), hs troponin T (high sensitive troponin T), nhồi máu cơ tim .
đang nạp các trang xem trước