tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sỹ: Nghiên cứu ứng dụng biogas diesel cho động cơ lắp trên phương tiện cơ giới đường bộ phục vụ giao thông nông thôn Việt Nam

Luận án hướng đến mục tiêu: nghiên cứu xác định hệ số tương đương ϕ tối ưu ứng với các chế độ làm việc khác nhau và biogas có tỷ lệ thành phần CH4 thay đổi, thiết kế bộ điều tốc tích hợp lắp trên máy kéo K2600 hoạt động đa chế độ sử dụng dual fuel biogas-diesel; luận án còn hướng tới mục đích góp phần hoàn thiện công nghệ ứng dụng nhiên liệu biogas trên các phương tiện vận chuyển cơ giới phổ biến ở nông thôn Việt Nam. . | 1 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ở Việt Nam, nhu cầu về máy nông nghiệp và nguồn động lực mỗi năm tăng từ 20 25%, kèm theo các hoạt động sản xuất nông nghiệp phát thải 84,5 triệu tấn chất thải từ trồng trọt, 82,5 triệu tấn từ chăn nuôi, tương đương 65,1 triệu tấn CO2, chiếm 43,1% tổng lượng khí nhà kính của cả nước [71]. Dự báo lượng khí thải từ hoạt động nông nghiệp đến năm 2030 sẽ tiếp tục tăng lên gần 30% [70]. Theo dự báo thời gian còn lại có thể khai thác đối với dầu và khí thiên nhiên ở nước ta sau năm 2030 [5]. Bên cạnh đó mỗi năm chúng ta có thể sản xuất được 4 tỷ m3 biogas. Với lý do đó, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng biogas-diesel cho động cơ lắp trên phương tiện cơ giới đường bộ phục vụ giao thông nông thôn Việt Nam” là hết sức cấp thiết, vừa góp phần giảm thải ô nhiễm môi trường, vừa tìm kiếm được nguồn nhiên liệu sạch thay thế, góp phần làm đa dạng hóa nguồn nhiêu liệu dùng cho động cơ nhiệt và mang lại lợi ích về kinh tế góp phần cải thiện đời sống của người dân. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Luận án giải quyết hai mục đích chính: Nghiên cứu xác định hệ số tương đương ϕ tối ưu ứng với các chế độ làm việc khác nhau và biogas có tỷ lệ thành phần CH4 thay đổi. Thiết kế bộ điều tốc tích hợp lắp trên máy kéo K2600 hoạt động đa chế độ sử dụng dual fuel biogas-diesel. Luận án còn hướng tới mục đích góp phần hoàn thiện công nghệ ứng dụng nhiên liệu biogas trên các phương tiện vận chuyển cơ giới phổ biến ở nông thôn Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Trong luận án này, tác giả chọn động cơ Vikyno EV2600-NB lắp trên máy kéo K2600 chạy dầu diesel làm đối tượng nghiên cứu, chuyển đổi sang chạy bằng dual fuel diesel-biogas. 2 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu thực nghiệm xác định hệ số tương đương ϕ tối ưu khi động cơ EV2600-NB ứng dụng dual fuel biogas-diesel. - Nghiên cứu cải tạo bộ điều tốc cho động cơ EV2600-NB ứng dụng dual fuel biogas-diesel. - Nghiên cứu quá trình tạo hỗn hợp của động cơ dual fuel biogas-diesel. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận án sử

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN