tailieunhanh - Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc thang

Mục tiêu là đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc thang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 42 bệnh nhân vào điều trị nội trú và ngoại trú tại Khoa y học cổ truyền Bệnh viện Trương ương Huế và Bệnh viện y học cổ truyền Thừa Thiên Huế, được chẩn đoán xác định đau vai gáy. | ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY BẰNG CHÂM CỨU, XOA BÓP VÀ THUỐC THANG Nguyễn Thị Tân Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị đau vai gáy bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc thang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 42 bệnh nhân vào điều trị nội trú và ngoại trú tại Khoa y học cổ truyền Bệnh viện Trương ương Huế và Bệnh viện y học cổ truyền Thừa Thiên Huế, được chẩn đoán xác định đau vai gáy. Được điều trị bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc thang, theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu, đánh giá kết quả trước và sau điều trị. Kết quả: Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 31 - 45 (42,49%), thứ hai là ở độ tuổi từ 46 - 60 (26,18%) và > 60 (26,18%). Tỷ lệ mắc bệnh ở thành phố (66,67%) cao hơn nông thôn (33,33%) (p 60 (). Incidence in the city () than rural () (p 6: 4 điểm + Hạn chế vận động cột sống cổ: - vận động CSC bình thường - vận đông CSC hạn chế ít - vận động CSC hạn chế nhiều - vận động CSC hạn chế tăng lên • Điện châm - Công thức huyệt: Đối với thể cấp tính: châm tả hoặc ôn châm các huyệt: Phong trì, Kiên tĩnh, Thiên tông, Dương lăng tuyền, Dương trì và Hợp cốc. Thể mãn tính: châm bổ đối các huyệt trên. - Các bước tiến hành điện châm + Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân ngồi tư thế thoải mái nhất, bộc lộ huyệt vùng cần châm. + Tiến hành châm kim vào huyệt với độ sâu thích hợp cho đến khi đắc khí. + Sau khi châm đạt đắc khí, dùng xung diện hình sin kích thích lên các huyệt, với cường độ thay đổi tùy từng bệnh nhân (10- 20 µ A), tần số 80 lần/ phút. + Lưu kim 20 phút, ngày châm 1 lần. + Liệu trình: 10 ngày liên tục. • Xoa bóp Dùng các thủ thuật xoa bóp: xoa, day, ấn, bóp, ấn véo, vận động vùng cổ và tay để tác động lên vùng vai gáy và cánh tay. • Thuốc thang - Thể phong hàn: dùng bài thuốc Cát căn thang: + Gồm: Cát căn 12g, Quế chi 8g, Bạch Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 14 thược 12g, Sinh khương 4g, Chích thảo 6g, đại táo 12g. Sắc ngày uống 1 thang, chia 2 lần, trong 10 ngày

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN