tailieunhanh - Ứng dụng kỹ thuật PCR-RFLP để xác định các đột biến A2142G và A2143G trên Gene 23s rRNA gây đề kháng clarithromycin của vi khuẩn Helicobacter pylori
Đề kháng clarithromycin của Helicobacter pylori là một nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả tiệt trừ . Đề tài nhằm mục tiêu: (1) Đánh giá việc ứng dụng kỹ thuật PCR-RFLP để xác định các đột biến A2142G, A2143G trên gene 23S rRNA gây kháng clarithromycin của Helicobacter pylori. (2) Khảo sát tỷ lệ các đột biến A2142G, A2143G trên gene 23S rRNA gây kháng clarithromycin của Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng bằng kỹ thuật PCR-RFLP | ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR-RFLP ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC ĐỘT BIẾN A2142G VÀ A2143G TRÊN GENE 23S rRNA GÂY ĐỀ KHÁNG CLARITHROMYCIN CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI Hà Thị Minh Thi, Trần Văn Huy Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Đặt vấn đề và mục tiêu: Đề kháng clarithromycin của Helicobacter pylori là một nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả tiệt trừ . Đề tài nhằm mục tiêu: (1) Đánh giá việc ứng dụng kỹ thuật PCR-RFLP để xác định các đột biến A2142G, A2143G trên gene 23S rRNA gây kháng clarithromycin của Helicobacter pylori. (2) Khảo sát tỷ lệ các đột biến A2142G, A2143G trên gene 23S rRNA gây kháng clarithromycin của Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng bằng kỹ thuật PCR-RFLP. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 38 bệnh nhân viêm loét dạ dày-tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori được xác định bằng test nhanh và PCR. Kỹ thuật PCR-RFLP được thực hiện gồm hai bước: khuếch đại đoạn gene 23S rRNA chứa các vị trí 2142 và 2143, tiếp theo sau bởi phản ứng cắt sản phẩm PCR bằng các enzyme BbsI và BsaI để xác định các đột biến A2142G và A2143G. Lượng enzyme sử dụng trong phản ứng cắt được khảo sát ở các mức khác nhau (5U; 7,5U; 10U; 15U và 20U) nhằm xác định lượng enzyme tối ưu. Kết quả nghiên cứu: Thành phần phản ứng cắt được tối ưu hóa như sau: thực hiện trong thể tích dung dịch 20 µl, gồm 5 µl sản phẩm PCR (khuếch đại đoạn gene 23S rRNA chứa các vị trí 2142 và 2143), 10 U enzyme (BsaI để phát hiện A2143G, BbsI để phát hiện A2142G), 2 µl đệm G 2X, nước cất cho đủ thể tích. Đã phát hiện được 17 trường hợp mang đột biến A2143G, chiếm tỷ lệ 44,7%. Không có trường hợp đột biến A2142G nào được phát hiện. Kết luận: Kỹ thuật PCR-RFLP có thể ứng dụng thường quy để phát hiện đột biến A2142G và A2143G trên gene 23S rRNA gây kháng clarithromycin của Helicobacter pylori. Tỷ lệ mang gene đột biến trong nghiên cứu này khá cao. Từ khóa: kháng clarithromycin, gene 23S rRNA, Helicobacter pylori Abstract DETECTING POINT MUTATIONS A2142G AND A2143G IN THE 23S rRNA .
đang nạp các trang xem trước