tailieunhanh - Ebook Một đời thương thuyết: Phần 2 - Phan Văn Trường

“Ebook Một đời thương thuyết” là cuốn sách đưa ra những lời khuyên hữu ích cho những người muốn làm đàm phán, dù cho họ là những doanh nhân đã già dặn hay những người trẻ mới bước vào nghề. Những lời khuyên được đúc kết từ kinh nghiệm 20 năm làm đàm phán rất thực tế như: biết cách đi chơi golf với người Thái, vui vẻ thanh toán món tiệc khi làm việc với người Trung Quốc hay đếm số lần đối tác rung đùi để đoán thái độ của đối tác. Mời các bạn tham khảo! | Chương 11 Giao thiệp và đàm phán với người nước ngoài Cơ hội ngày càng nhiều Nước Việt Nam chúng ta, cũng như mọi nước khác trên thế giới có một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu. Trong khung cảnh toàn cầu hóa và thế giới phẳng, những mối giao thiệp ngày càng phát triển, ngày càng phức tạp và cho chúng ta gặp ngày càng nhiều đối tác từ nhiều nước. Nhưng riêng Việt Nam còn có thêm đặc trưng. Nhiều sản phẩm của nước ta không nơi nào khác có như sơn mài, thêu lụa, các sản phẩm canh nông, một số loại cá, tôm Đó là chưa kể tới những danh lam thắng cảnh rất lôi cuốn du khách. Rừng và biển chúng ta có nhiều động vật và cây cỏ lạ chưa bao giờ được thống kê. Tất cả những yếu tố đó lại làm cho nước Việt Nam thu hút nhiều khách bốn phương hơn, về lâu về dài chứ không chỉ nhất thời. Cơ hội đón tiếp người nước ngoài tới để nghiên cứu hay chỉ hiếu kỳ muốn khám phá đó đây trong nước ta sẽ luôn luôn chỉ nhiều hơn thêm thôi. Nếu chiếu theo ý kiến bình thường của các du khách đã thăm nước ta thì xem như dân tộc chúng ta có tương đối ít người biết ngoại ngữ. Ngay tại những đô thị lớn, chỉ số đó đã không cao, còn nếu như đi vào làng quê hay đô thị nhỏ thì lại càng ít nữa. So với các nước trong khu vực có lẽ chúng ta còn phải cố gắng tiến thêm. Nói ngoại ngữ là một chuyện, nhưng khi chúng ta tiếp đón người nước ngoài, hoặc khi dân Việt Nam đi du lịch, sự lúng túng còn trông thấy rõ hơn nữa, vì đã thiếu ngoại ngữ chúng ta còn kém hiểu biết văn hóa của người đối thoại. Do đó, có nhiều trường hợp gây ra sự khó hiểu và tất nhiên sẽ không phát huy đúng được tình cảm người nước ngoài muốn dành cho chúng ta cũng như tình cảm chúng ta sẵn có đối với họ. Còn đến khi đi vào những khúc mắc của một cuộc thương thuyết trên một dự án có nhiều bí ẩn pháp lý, kỹ thuật, tài chánh, nhân sự thì sự lúng túng, bỡ ngỡ lên đến cao điểm. Ngay cả khi chỉ đàm phán giữa người Việt với nhau đã đôi khi quá phức tạp, nói chi đến những phái đoàn nước ngoài, chưa kể đến những phái đoàn của những công