tailieunhanh - Mô hình hợp tác (Hapdong) trong các dự án tái thiết khu chung cư cũ ở Seoul, Korea và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bài viết này nghiên cứu nội dung và cách thức thực hiện của mô hình hợp tác (Hapdong). Mô hình Hợp tác (Hapdong) được áp dụng ở Seoul đã giúp thành phố này giải quyết được khá hiều các khu dân cư cũ đã xuống cấp cần được cải tạo, mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động này. Mô hình được thực hiện thông qua việc tạo ra một cơ chế hợp tác có sự hỗ trợ của chính quyền giữa hiệp hội các chủ sở hữu các bất động sản trong khu vực phải tái thiết và một doanh nghiệp xây dựng được lựa chọn. Bài báo còn đề xuất các bài học kinh nghiệm cho việc tái thiết các khu chung cư cũ ở Việt Nam. | MÔ HÌNH HỢP TÁC (HAPDONG) TRONG CÁC DỰ ÁN TÁI THIẾT KHU DÂN CƯ CŨ Ở SEOUL, KOREA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Nguyễn Thế Quân, Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, Đại học Xây dựng Bài đăng ở Hội thảo “Tái thiết chung cư cũ thành Không gian đô thị sống tốt”, Hà Nội, 29/10/2014, do Viện Nghiên cứu Kinh tế Xây dựng và Đô thị - Tổng hội Xây dựng, Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng - Đại học Xây dựng, The Foundation, tổ chức ICUCE và HealthBridge đồng tổ chức. Tóm tắt: Mô hình Hợp tác (Hapdong) được áp dụng ở Seoul đã giúp thành phố này giải quyết được khá nhiều các khu dân cư cũ đã xuống cấp cần được cải tạo, mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động này. Mô hình được thực hiện thông qua việc tạo ra một cơ chế hợp tác có sự hỗ trợ của Chính quyền giữa hiệp hội các chủ sở hữu các bất động sản trong khu vực phải tái thiết và một doanh nghiệp xây dựng được lựa chọn. Bài báo này xem xét mô hình này và đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho việc cải tạo các khu chung cư cũ ở Việt Nam. Abstract: The Hapdong scheme implemented in Seoul has helped the city to redevelop efficiently a large number of blighted and sub-standard housing areas. This model was implemented through a partnership scheme between an association of real estate owners in the redevelopment area and a construction company, under the suppport of the city government. This paper reviews the model and propose some lessons for the redevelopment of old public housing in Vietnam. 1. GIỚI THIỆU Sự tăng trưởng nhanh chóng của Seoul bắt đầu vào những năm 1960 với sự ra đời của một loạt các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia. Trong vòng 10 năm, dân số thành phố tăng hơn gấp đôi (từ người vào năm 1960 đến vào năm 1970) (City of Seoul, 1983). Do thành phố phát triển nhanh chóng, có rất nhiều nhà ở tạm bợ còn tồn tại ở trung tâm của các khu vực đô thị hoá cần phải giải quyết. Seoul đã gặp rất nhiều vấn đề trong việc xóa bỏ các khu vực xuống cấp này của đô thị (Kim, ., 2000). Nhiều phương án tái

TÀI LIỆU LIÊN QUAN