tailieunhanh - Mối liên quan giữa kháng thể kháng RO/SSA và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống
Kháng nguyên Ro/SSA (Sjogren’s Syndrome A) là một trong những kháng nguyên nhân hòa tan hay gặp, có liên quan với loại tổn thương da, nguy cơ biểu hiện nội tạng ở những bệnh nhân Lupus ban đỏ. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ kháng thể kháng Ro/SSA (anti - Ro/SSA) dương tính và mối liên quan với biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE). | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG Ro/SSA VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG Lê Hữu Doanh, Nguyễn Thị Hà Vinh Trường Đại học Y Hà Nội. Kháng nguyên Ro/SSA (Sjogren’s Syndrome A) là một trong những kháng nguyên nhân hòa tan hay gặp, có liên quan với loại tổn thương da, nguy cơ biểu hiện nội tạng ở những bệnh nhân Lupus ban đỏ. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ kháng thể kháng Ro/SSA (anti - Ro/SSA) dương tính và mối liên quan với biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus SLE). Điều tra mô tả cắt ngang trên 97 bệnh nhân SLE đến khám, điều trị tại phòng khám chuyên đề các bệnh tổ chức liên kết tự miễn, bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2014. Kết quả cho thấy tỷ lệ kháng thể anti - Ro/SSA dương tính ở nhóm nghiên cứu là 60,8%. Nguy cơ xuất hiện tổn thương da cấp tính và bán cấp tăng ở bệnh nhân SLE có kháng thể anti - Ro/SSA dương tính. Không có mối liên quan giữa kháng thể anti - Ro/SSA với các triệu chứng cận lâm sàng cũng như độ hoạt động của bệnh. Từ khóa: kháng thể anti-Ro/SSA, Lupus ban đỏ hệ thống I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lupus ban đỏ là một trong những bệnh tổ chức liên kết tự miễn thường gặp. Bệnh đặc trưng bởi các tự kháng thể bất thường chống lại kháng nguyên nhân và các protein liên quan với nhân của tế bào [1]. Lupus ban đỏ được chia làm hai nhóm là Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE) và Lupus ban đỏ ở da (Cutaneous Lupus Erythematosus - CLE), trong đó SLE có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng và tiên lượng nặng hơn Lupus ban đỏ ở da. Tổn thương da trong bệnh Lupus rất đa dạng, trong đó tổn thương da cấp tính thường liên quan với các biểu hiện nội tạng [1; 2]. Việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh SLE không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng mà còn phụ thuộc độ đặc hiệu cũng như nồng độ các tự kháng thể. Địa chỉ liên hệ: Lê Hữu Doanh, Bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Hà Nội Email: .
đang nạp các trang xem trước