tailieunhanh - Ứng dụng công nghệ GIS và phương pháp phân tích thứ bậc AHP trong đánh giá phân vùng thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tích hợp GIS và tiến trình phân tích thứ bậc xác định các khu vực thích hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Tám yếu tố cần thiết cho nuôi tôm được phân thành hai nhóm chính, bao gồm: điều kiện xây dựng ao nuôi, điều kiện cơ sở hạ tầng và kinh tế – xã hội. Kết quả đạt được đã chứng minh tính hữu dụng của việc tích hợp GIS và AHP trong phân vùng thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng, cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác quy hoạch vùng nuôi loài tôm này trên địa bàn nghiên cứu. | Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 2588–1191 Tập 126, Số 3C, 2017, Tr. 113–122 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC AHP TRONG ĐÁNH GIÁ PHÂN VÙNG THÍCH HỢP NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) TẠI HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN Lê Văn Thái1*, Nguyễn Hoàng Khánh Linh2, Nguyễn Duy Liêm³ 1 Trường Đại học Xây dựng miền Trung, 24 Nguyễn Du, Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam 2 3 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, KP6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, , Việt Nam Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tích hợp GIS và tiến trình phân tích thứ bậc xác định các khu vực thích hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Tám yếu tố cần thiết cho nuôi tôm được phân thành hai nhóm chính, bao gồm: điều kiện xây dựng ao nuôi, điều kiện cơ sở hạ tầng và kinh tế – xã hội. Dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc AHP, tính toán trọng số của các yếu tố, sau đó ứng dụng GIS phân vùng thích hợp nuôi tôm. Kết quả cho thấy có khoảng 24,64 % diện tích của huyện Đông Hòa ( ha), phân bố trên địa bàn nhiều xã, hội đủ các điều kiện đất đai rất thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển. Kết quả đạt được đã chứng minh tính hữu dụng của việc tích hợp GIS và AHP trong phân vùng thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng, cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác quy hoạch vùng nuôi loài tôm này trên địa bàn nghiên cứu. Từ khóa: GIS, tiến trình phân tích thứ bậc, tôm thẻ chân trắng 1 Đặt vấn đề Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong ngành thủy sản, một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Trong những năm gần đây, phong trào mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên các vùng đất cát ven biển miền Trung đang được người dân quan tâm. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích để nuôi trồng loại thủy sản này quá nhanh, và chủ yếu mang tính tự phát trong khi trình độ kỹ thuật, đáp ứng con

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.