tailieunhanh - Cải tiến phương pháp lặp vi phân Born bằng đặt ngưỡng giới hạn - Vũ Hoàng Tuấn Hiệp, Trần Đức Tân
Bài báo đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp lặp vi phân Born (Distorted Born Iterative Method - DBIM), là phương pháp cho phép phát hiện sớm ung thư qua kỹ thuật siêu âm cắt lớp, bằng cách đặt ngưỡng giới hạn đối với tín hiệu đo áp suất tán xạ nhằm rút ngắn thời gian tính toán tái tạo ảnh siêu âm. Kết quả mô phỏng cho thấy giải pháp này đã rút ngắn được thời gian tính toán tái tạo ảnh trong khi vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh. | 1 Cải tiến phương pháp lặp vi phân Born bằng cách đặt ngưỡng giới hạn Vũ Hoàng Tuấn Hiệp, Trần Đức Tân Trường Đại học Công nghệ, Đại học quốc gia Hà Nội hoanghiepbk@, tantd@ Tóm tắt nội dung—Bài báo đề xuất giải pháp cải tiến phương pháp lặp vi phân Born (Distorted Born Iterative Method - DBIM), là phương pháp cho phép phát hiện sớm ung thư qua kỹ thuật siêu âm cắt lớp, bằng cách đặt ngưỡng giới hạn đối với tín hiệu đo áp suất tán xạ nhằm rút ngắn thời gian tính toán tái tạo ảnh siêu âm. Kết quả mô phỏng cho thấy giải pháp này đã rút ngắn được thời gian tính toán tái tạo ảnh trong khi vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh. I. GIỚI THIỆU Phương pháp siêu âm cắt lớp dùng tán xạ ngược cho phép tạo ảnh có lợi thế hơn nhiều so với phương pháp chụp X quang, chụp CT, chụp ảnh cộng hưởng từ. Hoạt động của nó dựa trên sự tán xạ ngược và có khả năng giải quyết những cấu trúc nhỏ hơn bước sóng của sóng tới nhờ một số tính chất vật liệu như độ tương phản âm thanh, độ suy hao, mật độ. Tuy nhiên, phương pháp siêu âm cắt lớp dùng tán xạ ngược có một số hạn chế: 1) có nhược điểm khi tái tạo lại đối tượng với “độ tương phản” lớn, điều này dẫn đến những hạn chế của phương pháp trong ứng dụng cho việc tái ảnh hình ảnh vùng ngực [1-3]; 2) để thu được hình ảnh có chất lượng tốt thì số liệu tán xạ phải được thu thập ở nhiều góc khác nhau, từ 00 đến 3600 ; 3) tốc độ tính toán và chất lượng ảnh tái tạo. Trong chẩn đoán y học thì yêu cầu về tốc độ tính toán cũng như chất lượng hình ảnh cần được đảm bảo. Trước đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu làm giảm độ phức tạp của thuật toán và cải thiện chất lượng ảnh khôi phục như kỹ thuật kết hợp tần số, kỹ thuật nội suy. . . nhưng rất ít công trình nghiên cứu về việc rút ngắn thời gian tính toán tạo ảnh siêu âm tán xạ ngược. Để khắc phục những hạn chế của phương pháp tán xạ ngược, trong bài báo này, chúng tôi đề xuất mô hình đặt ngưỡng giới hạn đối với tín hiệu siêu âm thu được ở các đầu đo (áp suất tán xạ) nhằm giảm bớt các các
đang nạp các trang xem trước