tailieunhanh - Một số khó khăn trong hoạt động báo cáo tự nguyện phản ứng có hại của thuốc của cán bộ y tế tại 16 bệnh viện năm 2014

Bài viết khảo sát một số khó khăn trong hoạt động báo cáo tự nguyện phản ứng có hại của thuốc (ADR) của cán bộ y tế (CBYT) tại bệnh viện (BV). Phương pháp: mô tả cắt ngang, tiến hành phỏng vấn (theo bộ câu hỏi có cấu trúc) 01 CBYT (bác sỹ hoặc điều dưỡng) tại mỗi khoa lâm sàng và 01 dược sỹ tại khoa dược có tham gia hoạt động báo cáo ADR tại mỗi BV nghiên cứu. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015 MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO TỰ NGUYỆN PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC CỦA CÁN BỘ Y TẾ TẠI 16 BỆNH VIỆN NĂM 2014 Nguyễn Thị Thanh Hương*; Nguyễn Thị Phương Thúy*; Nguyễn Thị Hà* TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát một số khó khăn trong hoạt động báo cáo tự nguyện phản ứng có hại của thuốc (ADR) của cán bộ y tế (CBYT) tại bệnh viện (BV). Phương pháp: mô tả cắt ngang, tiến hành phỏng vấn (theo bộ câu hỏi có cấu trúc) 01 CBYT (bác sỹ hoặc điều dưỡng) tại mỗi khoa lâm sàng và 01 dược sỹ tại khoa dược có tham gia hoạt động báo cáo ADR tại mỗi BV nghiên cứu. Kết quả: nghiên cứu đã phỏng vấn 414 CBYT tại 16 BV. Hình thức báo cáo được sử dụng phổ biến nhất là báo cáo trên giấy (90,1%). Bệnh nhân (BN) sử dụng nhiều thuốc cùng một lúc là yếu tố gây khó khăn lớn nhất với CBYT trong việc phát hiện ADR (91,1%). Biểu hiện của ADR giống biểu hiện của bệnh, không chắc chắn về ADR và thiếu thông tin thuốc là khó khăn lớn nhất đối với CBYT trong hoạt động báo cáo ADR (lần lượt là 59,2%, 58,9% và 27,3%). Kết luận: một số khó khăn chính gặp phải trong hoạt động báo cáo ADR của CBYT tại BV: phát hiện ADR với BN sử dụng nhiều thuốc cùng một lúc, biểu hiện của ADR giống biểu hiện của bệnh, không chắc chắn về ADR và thiếu thông tin thuốc. * Từ khóa: Phản ứng có hại của thuốc; Báo cáo phản ứng có hại của thuốc; Báo cáo tự nguyện; Khó khăn. Difficulties in Spontaneous Reporting of Adverse Drug Reactions in 16 Hospitals in 2014 Summary Objectives: To study difficulties of sponteanous reporting activities related to adverse drug reactions (ADR) in 16 hospitals. Methods: Cross-sectional study, interview health professionals in clinical departments (physicians or nurses), pharmacists in pharmacy department who have been involved in reporting ADR in 16 surveyed hospitals. Results: Our study showed that ADRs were commonly detected by physicians () while pharmacists and nurses were mainly responsible for reporting ADRs ( and , respectively). ADRs

TỪ KHÓA LIÊN QUAN