tailieunhanh - Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tả ở Bến Tre 2010

Bài viết Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tả ở Bến Tre 2010 trình bày: Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh sẽ giúp ích cho các thầy thuốc lâm sàng trong việc chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng và điều trị bệnh sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tả trong vụ dịch 2010 ở Bến Tre,. . | NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH TẢ Ở BẾN TRE 2010 Cao Thị Mỹ Nhơn1, Hồ Thụy Kim Sơn1, Lê Thị Kim Loan2, Trần Xuân Chương3 (1) Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre (2) Bệnh viện Cù Lao Minh, Bến Tre (3) Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt: Đặt vấn đề: Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh sẽ giúp ích cho các thầy thuốc lâm sàng trong việc chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng và điều trị bệnh nhân. Mục tiêu: 1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tả trong vụ dịch 2010 ở Bến Tre. 2. Tìm hiểu sự liên quan giữa mức độ tăng bạch cầu với thời gian tiêu chảy. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tả, vào điều trị ở Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu và Bệnh viện Cù Lao Minh, tỉnh Bến Tre. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2010 đến tháng 9/2010. Kết quả: Có 54 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Trong đó có 16 nam (29,6%), 38 nữ (70,4%). Tất cả bệnh nhân đều có kết quả cấy phân dương tính với typ Ogawa. Hơn 60% bệnh nhân có thời gian điều trị dài hơn 96giờ. Chỉ có 3,7% điều trị dưới 72 giờ. Phần lớn bệnh nhân có thời gian tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ; trong đó 44,5% tiêu chảy hơn 72 giờ. Có 20,3% mất nước độ 3. Hơn 50% trường hợp tăng BC, trong đó 16,7% có BC tăng cao hơn . 18,5% bệnh nhân có suy thận cấp. Nhóm BC không tăng có 36% tiêu chảy trên 72 giờ, thấp hơn so với nhóm BC tăng cao (77,7%). Kết luận: 1. Phần lớn bệnh nhân có thời gian tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ; trong đó 44,5% tiêu chảy hơn 72 giờ. Có 20,3% mất nước độ 3. Hơn 50% trường hợp tăng BC, trong đó 16,7% có BC tăng cao hơn . 18,5% bệnh nhân có suy thận cấp. 2. Có thể có sự liên quan giữa mức độ tăng bạch cầu và tình trạng tiêu chảy. Nhóm BC không tăng có 36% tiêu chảy trên 72 giờ, thấp hơn so với nhóm BC tăng cao (77,7%). Abstract: STUDYING OF SOME CLINICAL, BIOCHEMICAL CHARACTERISTICS AND OF CHOLERA PATIENTS IN

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN