tailieunhanh - Ebook Phát triển thuỷ điện ở Việt Nam - Thách thức và giải pháp: Phần 1 - Lê Anh Tuất, Đào Thị Việt Nga

Cuốn sách Phát triển thuỷ điện ở Việt Nam - Thách thức và giải pháp đề cập tới những thách thức trong phát triển thủy điện và biến đổi cảnh quan nguồn nước ở Việt Nam, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm hướng tới phát triển thủy điện bền vững hơn trong bối cảnh của Việt Nam. Các tác giả phân tích vấn đề trên quan điểm mang tính xây dựng nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề liên quan. Phần 1 của cuốn sách giới thiệu cho người đọc tổng quan của vấn đề liên quan đến quá trình phát triển thủy điện ở Việt Nam và quy trình đưa ra quyết định của dự án thủy điện, phân tích các vấn đề còn tồn tại trong quy trình này. Bên cạnh đó, tác giả còn cung cấp các vấn đề về tác động của thủy điện lên rừng, dòng chảy và đa dạng sinh học trên cạn; tác động của thủy điện lên thủy sinh vật và phù sa vùng hạ lưu. . | LÊ ANH TUẤN - ĐÀO THỊ VIỆT NGA (Đồng chủ biên) PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TRUNG TÂM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC CENTER FOR WATER RESOURCES CONSERVATION AND DEVELOPMENT (WARECOD) PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP Tham gia biên soạn LÊ ANH TUẤN - ĐÀO THỊ VIỆT NGA Đồng Chủ biên ĐÀO THỊ VIỆT NGA - LÊ ANH TUẤN: Chương 1 LÊ VĂN HÙNG: Chương 2 LÊ TRẦN CHẤN - TRẦN THỊ THÚY VÂN: Chương 3 LÊ HÙNG ANH - ĐỖ VĂN TỨ: Chương 4 NGUYỄN QUÝ HẠNH - LÂM THỊ THU SỬU: Chương 5 LÊ ANH TUẤN: Chương 6 LÊ ANH TUẤN: Chương 7 NGUYỄN THỊ HẢI: Chương 8 LÊ ANH TUẤN - ĐÀO THỊ VIỆT NGA: Chương 9 Quyển sách này có thể trích dẫn như sau: Lê Anh Tuấn và Đào Thị Việt Nga (2016). Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp. Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước phát hành. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Ảnh bìa: Đập thủy điện Sơn La (Photo: Lê Anh Tuấn, 2014) PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam có lẽ chưa bao giờ lại trở nên cấp thiết như hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh tác động môi trường và xã hội của các dự án phát triển đang ngày càng được công luận quan tâm nhiều hơn. Phát triển thủy điện ở Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, nhưng cũng chính thủy điện lại là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh kế của hàng trăm ngàn người do vấn đề di dân tái định cư, gây biến đổi cảnh quan nguồn nước, tác động tiêu cực tới tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản, hệ sinh thái và đa dạng sinh học cả vùng thượng lưu và hạ lưu các con đập. Khi thế giới cùng nhau hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn sau năm 2015 thì vấn đề đảm bảo hài hoà ba khía cạnh của phát triển bền vững: môi trường, xã hội và kinh tế cùng với các mục tiêu liên quan đến biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, đất và lương thực, sức khoẻ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN