tailieunhanh - Đánh giá hàm lượng dioxin trong các loại thực phẩm thường dùng (gà, cá, lợn) tại một số vùng miền của Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu bài viết nhằm đánh giá hàm lượng dioxin trong thực phẩm tại một số vùng miền Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang các mẫu gộp thịt gà, thịt lợn và cá, sau đó định lượng hàm lượng dioxin bằng thiết bị sắc ký khí ghép nối khối phổ phân giải cao (HRGC/HRMS) theo phương pháp . EPA 1613 B. | t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016 ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG DIOXIN TRONG CÁC LOẠI THỰC PHẨM THƯỜNG DÙNG (GÀ, CÁ, LỢN) TẠI MỘT SỐ VÙNG MIỀN CỦA VIỆT NAM Vũ Tùng Sơn*; Đoàn Huy Hậu*; Vũ Chiến Thắng** Hà Thế Tấn*; Phạm Ngọc Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá hàm lượng dioxin trong thực phẩm tại một số vùng miền Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang các mẫu gộp thịt gà, thịt lợn và cá, sau đó định lượng hàm lượng dioxin bằng thiết bị sắc ký khí ghép nối khối phổ phân giải cao (HRGC/HRMS) theo phương pháp . EPA 1613 B. Kết quả: 60,6% số mẫu thịt gà; 30,3% số mẫu thịt lợn có TEQ vượt ngưỡng cho phép của châu Âu, không có mẫu cá nào vượt ngưỡng. Có sự khác biệt về nồng độ dioxin trong thịt gà giữa 3 khu vực (KVO, KVI, KVII) và giữa 2 miền Nam-Bắc với p 90% lượng dioxin xâm nhập vào con người thông qua sử dụng thực phẩm ô nhiễm. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về nồng độ dioxin trong các loại thực phẩm thường dùng khác nhau. Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu đánh giá nhưng chủ yếu tập trung tại các “điểm nóng” về dioxin. Từ những thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đánh giá hàm lượng dioxin trong một số loại thực phẩm thường dùng (gà, cá, lợn) tại một số tỉnh thành Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu là đơn vị hành chính cấp xã, phường và xếp vào các khu vực: * Phân định địa điểm lấy mẫu theo các khu vực: - Khu vực không có nguy cơ ô nhiễm dioxin từ bất cứ nguồn phát thải nào (viết tắt KV0) có 11 điểm (miền Bắc 6 điểm, miền Trung và Tây Nguyên 3 điểm, miền Nam 2 điểm): Hòa Bình (xã Hào Lý và Tu Lý, huyện Đà Bắc; xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu); Hà Giang (xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn; xã Đông Minh, huyện Yên Minh; xã Yên Cường, huyện Bắc Mê); Nghệ An (xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên; xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên); Lâm Đồng (xã Nam Hà, 114 huyện Lâm Hà); An Giang (xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên); Kiên Giang (xã Phi Thông, huyện Rạch Giá) - Khu vực có nguy cơ ô .
đang nạp các trang xem trước