tailieunhanh - Đọc hiểu văn bản xã hội học bằng tiếng Anh
Bài viết trước hết nêu bật tầm quan trọng của việc đọc trong hoạt động nghề nghiệp của nhà xã hội đó dựa trên những quy ước về cách viết của giới xã hội học quốc tế, tác giả đưa ra những gợi ý và nêu lên vài công cụ hỗ trợ để giúp những độc giả chưa đọc thông thạo sách chuyên môn bằng tiếng Anh có thể giảm bớt khó khăn trong việc đọc hiểu. | 94 CHUYÊN MỤC TRAO ĐỔI NGHIỆP VỤ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN XÃ HỘI HỌC BẰNG TIẾNG ANH PHẠM VĂN BÍCH Bài viết trước hết nêu bật tầm quan trọng của việc đọc trong hoạt động nghề nghiệp của nhà xã hội đó dựa trên những quy ước về cách viết của giới xã hội học quốc tế, tác giả đưa ra những gợi ý và nêu lên vài công cụ hỗ trợ để giúp những độc giả chưa đọc thông thạo sách chuyên môn bằng tiếng Anh có thể giảm bớt khó khăn trong việc đọc hiểu. Cuối cùng, bài viết dẫn vài ví dụ về đọc chệch, hiểu sai, để qua đó giúp độc giả rút ra kinh nghiệm đọc và tìm đọc sách báo chuyên ngành. Cho đến nay trong xã hội học Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu không có thói quen đọc sách báo chuyên môn, mà chỉ quen rằng khi được cấp kinh phí cho một đề tài hay dự án nào đó thì họ soạn một bảng hỏi hoặc chùm câu hỏi phỏng vấn sâuF, rồi đi thực địa, sau đấy xử lý số liệu rồi viết báo cáo. Nhiều ấn phẩm rất ít hoặc thậm chí không trích dẫn sách báo chuyên môn nhưng vẫn được duyệt đăng. Nói cách khác, đọc không thành yêu cầu bắt buộc trong nghiên cứu, không được coi trọng, và tình trạng nghèo nàn về văn hóa đọc rất phổ biến. Trong khi đó, đọc là một trong những Phạm Văn Bích. Phó giáo sư tiến sĩ. Viện xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. hoạt động tác nghiệp không thể thiếu của xã hội học quốc tế (Waters, 1994, tr. 4), và là một kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng. Sự hội nhập cùng yêu cầu nâng cao chất lượng nghiên cứu đòi hỏi ngành xã hội học Việt Nam phải triệt để thay đổi và chú trọng việc đọc. Tuy nhiên, một vấn đề mới nảy sinh: đọc sách báo chuyên ngành thật gian khó nhọc nhằn, vậy thì làm sao nắm được kỹ năng đọc, đặc biệt với sách báo bằng tiếng Anh - ngôn ngữ phổ dụng nhất của xã hội học trên thế giới hiện nay? Tình trạng đó đặt ra nhu cầu cấp thiết là không chỉ khắc phục tệ “không thèm đọc” mà cả rèn luyện cách đọc. Điều này khiến không ít người ngạc nhiên, vì họ tưởng rằng cứ biết chữ là biết đọc. Hết bậc tiểu học, môn tập đọc PHẠM VĂN BÍCH – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN XÃ HỘI .
đang nạp các trang xem trước