tailieunhanh - Sự chuyển biến bước đầu từ ngữ vựng Hán Nôm sang ngữ vựng quốc ngữ (Khảo sát qua tác phẩm phép giảng tám ngày của Alecxandre De Rhodes)
Qua nghiên cứu tác phẩm Phép giảng tám ngày chúng tôi thấy sự chuyển biến bước đầu của ngữ vựng diễn ra trên hai khía cạnh: sự du nhập của từ vựng nước ngoài và sự hình thành lớp ngữ vựng mới có tính đặc thù, chuyên biệt, và đặc biệt là có tính học thuật. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 12 (208) 2015 51 SỰ CHUYỂN BIẾN BƯỚC ĐẦU TỪ NGỮ VỰNG HÁN NÔM SANG NGỮ VỰNG QUỐC NGỮ (KHẢO SÁT QUA TÁC PHẨM PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY CỦA ALECXANDRE DE RHODES) HUỲNH VĨNH PHÚC Giai đoạn chuyển biến từ hệ thống ngữ vựng Hán-Nôm sang hệ thống ngữ vựng chữ quốc ngữ diễn ra từ lúc chữ quốc ngữ khai sinh (khoảng giữa thế kỷ XVII) cho đến thời Gia Định báo (nửa cuối thế kỷ XIX). Qua nghiên cứu tác phẩm Phép giảng tám ngày chúng tôi thấy sự chuyển biến bước đầu của ngữ vựng diễn ra trên hai khía cạnh: sự du nhập của từ vựng nước ngoài và sự hình thành lớp ngữ vựng mới có tính đặc thù, chuyên biệt, và đặc biệt là có tính học thuật. Tác phẩm Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre De Rhodes (1593 1660) được Bộ Truyền giáo Roma xuất bản năm 1651, ngoài phương diện tôn giáo, điểm đặc biệt về phương diện ngôn ngữ của tác phẩm này là nó được viết song ngữ: La ngữ và Việt ngữ; và đặc biệt hơn nữa, có lẽ đây là tác phẩm đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ mà hiện nay chúng ta tìm thấy được. Vì là tác phẩm đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ nên hiển nhiên Phép giảng tám ngày là tài liệu rất quan trọng để nghiên cứu về chữ quốc ngữ ở thời kỳ sơ khởi(1). 1. SỰ DU NHẬP TỪ VỰNG GỐC LATINH VÀO HỆ THỐNG NGỮ VỰNG TIẾNG VIỆT Sự du nhập của từ vựng nước ngoài Huỳnh Vĩnh Phúc. Tiến sĩ. Trung tâm Văn học và Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. vào hệ thống từ vựng của một nước là hiện tượng ngôn ngữ - văn hóa rất phổ biến. Trong ngữ vựng của tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức. có rất nhiều từ được du nhập từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, trong ngữ vựng của tiếng Hán có nhiều từ được du nhập từ Ấn Độ. Sự du nhập hay là sự vay mượn từ ngữ giữa các dân tộc khác nhau là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội giữa các dân tộc. Trong lịch sử phát triển, từ trước năm 1651 tiếng Việt cũng đã du nhập từ vựng của các nước khác, như Trung Quốc, Ấn Độ. Nhưng có lẽ chỉ từ năm 1651, khi Phép giảng tám ngày được xuất bản, tiếng Việt .
đang nạp các trang xem trước