tailieunhanh - Những đặc điểm chung giữa đàn đá Đông Nam Bộ với đàn đá Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
Những phát hiện khảo cổ học ngày nay đã chứng minh Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là những vùng đất có lịch sử văn hóa cổ xưa. “Đàn đá” là một sản phẩm văn hóa độc đáo của cư dân thời tiền sử nơi đây. Qua nghiên cứu về không gian phân bố, niên đại, chất liệu, kích thước và kỹ thuật chế tác. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (207) 2015 97 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG GIỮA ĐÀN ĐÁ ĐÔNG NAM BỘ VỚI ĐÀN ĐÁ NAM TÂY NGUYÊN VÀ NAM TRUNG BỘ LÊ HOÀNG PHONG Những phát hiện khảo cổ học ngày nay đã chứng minh Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là những vùng đất có lịch sử văn hóa cổ xưa. “Đàn đá” là một sản phẩm văn hóa độc đáo của cư dân thời tiền sử nơi đây. Qua nghiên cứu về không gian phân bố, niên đại, chất liệu, kích thước và kỹ thuật chế tác@ các nhà khảo cổ học đã xác định được mối quan hệ gần gũi của đàn đá tiền sử giữa các vùng Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. 1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU ĐÀN ĐÁ Ở VIỆT NAM Đàn đá được các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là goong lu hay goong lú, tức “đá kêu như tiếng cồng”, một loại nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là một nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Vào năm 1939, Georges de Gironcourt, nhà nghiên cứu âm nhạc địa lý học người Pháp, trong chuyến du khảo trên lãnh thổ 3 nước Đông Dương và Vân Nam (Trung Quốc) đã phát hiện ra những dàn đá có tiếng kêu lạ, ông gọi những dàn đá kêu ấy là đàn đá (lithophone) thuộc loại hình dàn nhạc nước (orchestra hydraulique). Đây là lần đầu tiên những dàn đá kêu được gọi là đàn đá, và được đưa vào danh Lê Hoàng Phong. Thạc sĩ. Trung tâm Khảo cổ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. mục các nhạc cụ ở khu vực Đông Dương (Gironcourt, 1942). Tháng 2/1949, tại làng Ndut Lieng Krak, những người M’nong Ga trong khi làm đường đã đào được những thanh đá kêu có hình dáng lạ. Georges Condominas – nhà dân tộc học người Pháp đã tìm đến và lấy toàn bộ 11 thanh đá kêu tìm thấy ở đây về Paris. Sau đó, nhà nghiên cứu âm nhạc Hà Lan, André Shaeffner đã đo tần số âm thanh và xác định 10 trong số 11 thanh đá kêu mà G. Condominas (1952) sưu tầm được là những thành tố của một loại nhạc cụ rất cổ, được chế tạo theo một âm giai ổn định – âm giai “thất âm”, là thanh âm chung của nền âm nhạc cổ truyền ở Đông Nam Á. Bộ đàn này thuộc nhiều thế kỷ trước, tương ứng .
đang nạp các trang xem trước