tailieunhanh - Bài giảng Lập trình mạng - Chương 2: Giới thiệu sơ lược về ngôn ngữ Java
Bài giảng Lập trình mạng - Chương 2: Giới thiệu sơ lược về ngôn ngữ Java trình bày về sơ lược về ngôn ngữ Java, các khái niệm cơ bản, biên dịch và thực thi dùng JDK, một số kỹ thuật, ngoại lệ, nhập xuất, Thread. | Giới thiệu sơ lược về ngôn ngữ Java Sơ lược về ngôn ngữ Java Các khái niệm cơ bản Biên dịch và thực thi dùng JDK Một số kỹ thuật Ngoại lệ Nhập xuất Thread Bộ môn HTMT&TT, Khoa Công Nghệ Thông Tin và TT, ĐH Cần Thơ 1 Sơ lược về ngôn ngữ Java Lịch sử phát triển: 1990: Ngôn ngữ Oak được tạo ra bởi James Gosling trong dự án Green của Sun MicroSystems nhằm phát triển phần mềm cho các thiết bị dân dụng. 1995: Oak đổi tên thành Java. 1996: trở thành chuẩn công nghiệp cho Internet. Đặc điểm: Ngôn ngữ hoàn toàn hướng đối tượng (Pure OOP). Ngôn ngữ đa nền: "Viết một lần , Chạy trên nhiều nền”. Ngôn ngữ đa luồng (multi-threading): xử lý và tính toán song song. Ngôn ngữ phân tán (distributed): cho phép các đối tượng của một ứng dụng được phân bố và thực thi trên các máy tính khác nhau. Ngôn ngữ động: cho phép mã lệnh của một chương trình được tải từ một máy tính về máy của người yêu cầu thực thi chương trình. Ngôn ngữ an toàn: hạn chế các thao tác nguy hiểm cho máy tính thật. Ngôn ngữ đơn giản, dễ học, kiến trúc chương trình đơn giản, trong sáng. Bộ môn HTMT&TT, Khoa Công Nghệ Thông Tin và TT, ĐH Cần Thơ 2 Sơ lược về ngôn ngữ Java Khả năng: Ngôn ngữ bậc cao. Có thể được dùng để tạo ra các loại ứng dụng để giải quyết các vấn đề về số, xử lý văn bản, tạo ra trò chơi, và nhiều thứ khác. Có các thư viện hàm hỗ trợ xây dựng giao diện (GUI) như AWT, Swing, Có các môi trường lập trình đồ họa như JBuilder, NetBeans, Eclipse, Có khả năng truy cập dữ liệu từ xa thông qua cầu nối JDBC Hỗ trợ các lớp hữu ích, tiện lợi trong lập trình các ứng dụng mạng (Socket) cũng như truy xuất Web hay nhúng vào trong trang Web (Applet). Hỗ trợ lập trình phân tán (Remote Method Invocation) cho phép một ứng dụng có thể được xử lý phân tán trên các máy tính khác nhau. Lập trình trên thiết bị cầm tay (J2ME). Xây dựng các ứng dụng trong môi trường xí nghiệp (J2EE). . Bộ môn HTMT&TT, Khoa Công Nghệ Thông .
đang nạp các trang xem trước