tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Toán học: Quy hoạch nguyên với mô hình tuyến tính bất kỳ

Luận văn trình bày về các nội dung: cấu trúc tập ràng buộc của bài toán quy hoạch tuyến tính, bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên, thuật toán cắt Gomory giải bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên, thuật toán nhánh cận giải bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : TOÁN GIẢI TÍCH Mã số : 60 46 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. TRỊNH CÔNG DIỆU Năm 2011 Mở đầu Nhiều vấn đề của thực tế cuộc sống hoặc trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh tế dẫn đến việc giải quyết các bài toán tối ưu hóa. Trong số các mô hình tối ưu hóa thì hệ tuyến tính liên tục là trường hợp đã có các kết quả tương đối trọn vẹn. Tình hình tương tự cũng xảy ra đối với hệ tuyến tính rời rạc, đó là trường hợp mà tất cả hoặc một số biến chỉ nhận giá trị nguyên. Tuy nhiên các thuật toán giải hệ tuyến tính rời rạc đều áp dụng cho các mô hình có tập phương án bị chặn, cơ sở lý luận cho trường hợp không bị chặn chưa có kết quả nào . Việc hoàn chỉnh cơ sở lý luận cho các thuật toán giải quy hoạch nguyên là một việc làm cần thiết. Luận văn này sẽ góp phần làm điều đó. Luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1: Cấu trúc tập ràng buộc của bài toán quy hoạch tuyến tính Chương 2: Bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên Chương 3: Thuật toán cắt Gomory giải bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên Chương 4: Thuật toán nhánh cận giải bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên. Luận văn trình bày chi tiết một số kết quả của quy hoạch tuyến tính nguyên. Việc nghiên cứu quy hoạch nguyên với mô hình tuyến tính bất kỳ đã có thêm một số kết quả (không có trong các tài liệu, giáo trình về quy hoạch tuyến tính nguyên đang lưu hành) như sau: + Mối liên hệ về tính có nghiệm giữa bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên và bài toán quy hoạch tuyến tính (không có điều kiện nguyên) tương ứng (định lý ). + Mở rộng điều kiện sử dụng phương pháp nhánh cận (định lý ), do đó cho phép thuật toán nhánh cận giải bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên có thể áp dụng cho một lớp bài toán rộng hơn các kết quả đã có. Trong luận văn này có thể xem các kết quả trên là đóng góp của tác giả cho việc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.