tailieunhanh - Ảnh hưởng của mật độ ương và thời điểm phân cỡ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu (meretrix lyrata) từ giai đoạn bơi tự do đến giai đoạn bò lê

Bài viết trình bày sự ảnh hưởng của mật độ ương và thời gian lọc phân cỡ đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ biến thái của ấu trùng nghêu (Meretrix lyrata) từ giai đoạn bơi tự do đến giai đoạn bò lê. Đồng thời trình bày thí nghiệm về việc ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng nghêu giai đoạn D-veliger trong ao. Để nắm nội dung . | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4A (2017), tr. 63-70 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƢƠNG VÀ THỜI ĐIỂM PHÂN CỠ ĐẾN SINH TRƢỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG NGHÊU (Meretrix lyrata) TỪ GIAI ĐOẠN BƠI TỰ DO ĐẾN GIAI ĐOẠN BÒ LÊ Chu Chí Thiết (1), Nguyễn Quang Huy (1), Nguyễn Đình Vinh (2) 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 06/01/2018, ngày nhận đăng 20/3/2018 Tóm tắt: Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng và thời gian lọc phân cỡ đến tốc độ tăng trƣởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ biến thái của ấu trùng nghêu (Meretrix lyrata) từ giai đoạn bơi tự do (D-veliger) đến giai đoạn bò lê (Pediveliger), chuyển qua đời sống đáy, đƣợc tiến hành bởi 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Ấu trùng đƣợc ƣơng ở 3 mật độ: 5 con/ml; 10 con/ml và 15 con/ml. Thí nghiệm 2: Ấu trùng D-veliger đƣợc lọc phân cỡ ở những thời điểm khác nhau: Không lọc phân cỡ (KPC), ƣơng đến giai đoạn bò lê; lọc phân cỡ ở giai đoạn bò lê (PCBL) chuyển sang ao mới; lọc phân cỡ ở giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ (umbo-veliger) (PCĐV) để chuyển qua ao mới. Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong ao lót bạt diện tích 200 m2, độ sâu 1 m. Mỗi nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần. Ấu trùng nghêu đƣợc cho ăn bằng hỗn hợp 2 loài tảo Nanochloropsis oculata và Chaetoceros mullerii, tỷ lệ 1:1, mật độ - tế bào/ml. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tốc độ tăng trƣởng (SGR) của ấu trùng ƣơng ở mật độ 5 con/ml là 15,73 ± 0,16 %/ngày, cao hơn có ý nghĩa so với mật độ 15 con/ml (12,93 ± 0,07 %/ngày) (P 0,05). SGR của ấu trùng ƣơng ở mật độ 10 và 15 con/ml sai khác không có ý nghĩa (P >0,05). Ngƣợc lại, tỷ lệ biến thái của ấu trùng thấp nhất khi ƣơng ở mật độ 15 con/ml (38,7 ± 2,1%), sai khác có ý nghĩa so với mật độ 5 con/ml (51,3 ± 1,5%) và 10 con/ml (49,7 ± 2,1%), (P 0,05). Bên cạnh đó, thời điểm lọc phân cỡ không ảnh hƣởng tới SGR của ấu trùng nghêu, dao động từ 10,1 đến 10,5 %/ngày (P >0,05). Tỷ lệ sống của ấu trùng bò lê thấp nhất ở nghiệm thức PCBL (2,29 ± 0,19%), tiếp theo là nghiệm thức KPC .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN