tailieunhanh - Ảnh hưởng của dịch nuôi chủng vi khuẩn lam Nostoc calcicola HN9 - 1a đến sinh trưởng và năng suất giống lúa Tám thơm thử nghiệm ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của dịch nuôi chủng Nostoc calcicola HN9-1a đến sự sinh trưởng và năng suất giống lúa Tám thơm thử nghiệm ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Việc phun dịch nuôi chủng Nostoc calcicola HN9-1a vào giai đoạn cây lúa bắt đầu đẻ nhánh và giai đoạn bắt đầu làm đồng đã giúp tăng diện tích lá, hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp, đồng thời ảnh hưởng tích cực đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Tám thơm. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3A (2017), tr. 13-19 ẢNH HƢỞNG CỦA DỊCH NUÔI CHỦNG VI KHUẨN LAM Nostoc calcicola HN9-1a ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA TÁM THƠM THỬ NGHIỆM Ở HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Đức Diện (1), Nguyễn Lê Ái Vĩnh (1) Nguyễn Đình San (2), Võ Hành (3) 1 Viện Công nghệ Hóa Sinh - Môi trường, Trường Đại học Vinh 2 Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh 3 Hội các ngành Sinh học tỉnh Nghệ An Ngày nhận bài 25/5/2017, ngày nhận đăng 15/10/2017 Tóm tắt. Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy rằng loài vi khuẩn lam Nostoc calcicola Brébisson ex Bornet et Flahault (1886) không những có khả năng cố định nitơ phân tử mà còn tổng hợp nên một số chất kích thích sinh trƣởng thực vật. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của dịch nuôi chủng Nostoc calcicola HN9-1a đến sự sinh trƣởng và năng suất giống lúa Tám thơm thử nghiệm ở huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Việc phun dịch nuôi chủng Nostoc calcicola HN9-1a vào giai đoạn cây lúa bắt đầu đẻ nhánh và giai đoạn bắt đầu làm đòng đã giúp tăng diện tích lá, hàm lƣợng diệp lục, cƣờng độ quang hợp, đồng thời ảnh hƣởng tích cực đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Tám thơm. Tỷ lệ gia tăng năng suất thực tế của lúa Tám thơm là 11,99%. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) là những vi sinh vật có khả năng quang hợp thải oxi, phân bố rộng rãi trong đất và nƣớc. Chúng đƣợc xem là những loài vi sinh vật có ích cho nông nghiệp bởi chúng góp phần tạo nên lớp mùn trên bề mặt đất và nhiều loài có khả năng cố định nitơ phân tử, bổ sung nguồn đạm cho cây trồng. Một số chi vi khuẩn lam bao gồm cả chi Nostoc đƣợc đánh giá là phát triển ƣu thế trong đất trồng lúa [4, 8]. Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy loài vi khuẩn lam Nostoc calcicola Brébisson ex Bornet et Flahault (1886) không những có khả năng cố định nitơ phân tử [4] mà còn tổng hợp nên chất kích thích sinh trƣởng thực vật nhƣ indole 3-butyric acid (IBA), indole 3-acetic acid (IAA) [7]. Ở Việt Nam, một

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN