tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện quyền con người

Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về xã hội dân sự, quyền con người, thực hiện quyền con người và vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện quyền con người, luận án phân tích vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của xã hội dân sự trong việc thực hiện quyền con người. . | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HÔI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VŨ THỊ THU HẰNG VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 30 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TRIẾT HỌC HÀ NỘI – 2016 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Chu Văn Tuấn 2. Nguyễn Minh Phương Phản biện 1: Phản biện 2: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở họp tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Phòng tầng số 477 Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi h . ngày. tháng năm 2016 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhìn lại quá trình phát triển xã hội những năm gần đây, cùng với sự xâm nhập của nền văn minh công nghiệp, quyền lực kinh tế và quá trình dân chủ hóa xã hội, quyền con người đang nổi lên như một vấn đề toàn cầu, được cộng đồng quốc tế và các quốc gia không phân biệt hệ tư tưởng, chế độ chính trị, bản sắc văn hóa, trình độ phát triển, coi trọng, xem đó như một thành tựu của nền văn minh hiện đại là thước đo của sự tiến bộ xã hội. Sự phát triển của quyền con người một mặt gắn liền với những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử và sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn thể loài người; mặt khác, gắn liền với các học thuyết triết học về quyền con người, về bản chất con người, đóng vai trò là cơ sở, tiền đề lý luận cho sự hình thành và phát triển của quyền con người. Jean Jacques Rousseau nói, “người ta sinh ra tự do” bởi vậy họ có quyền, bởi quyền chính là khả năng, là sự tự do lựa chọn các hành động, các cơ hội sống của mình. Do đó, mỗi con người khi sinh ra đã mang quyền của mình trong đó, nó là cái vốn có. Nhưng, trên thực tế, nó vừa là cái vốn có lại vừa là cái không phải tự nhiên. Cụ thể, ngay tiếp câu dẫn ở trên của mình Rousseau nói tiếp “nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích”. Con người trong thời kỳ chưa sống trong những cộng đồng xã hội, không bị ràng buộc bởi những chế định xã hội, họ sống bản

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN