tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Quan niệm về nhà nước và xã hội dân sự trong triết học pháp quyền của G.W.F. Hegel
Luận án nhằm làm rõ hơn quan niệm về nhà nước và xã hội dân sự trong triết học pháp quyền của . Hegel, từ đó chỉ ra những giá trị, hạn chế của quan niệm về nhà nước và xã hội dân sự của Hegel. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Xã hội dân sự trong quan niệm của Hegel không phải là lĩnh vực kinh tế thuần túy giống như quan điểm của các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh và cũng không phải đơn thuần là lĩnh vực chính trị hay pháp lý. Trong học thuyết về xã hội dân sự, Hegel đã bàn đến một lĩnh vực rộng lớn bao gồm những yếu tố của thị trường, lao động, phân công lao động, các tầng lớp xã hội và cả những yếu tố mang tính chính trị khác như luật pháp, tòa án, cảnh sát và hiệp hội. Như vậy, nếu xét cấu trúc của xã hội dân sự trong quan niệm của Hegel có sự khác biệt rất nhiều so với quan niệm đương đại về sự tách biệt của xã hội dân sự và sự đối trọng của nó với nhà nước. Ở Hegel, về thực chất, xã hội dân sự và nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau, các thành viên của xã hội dân sự có thể tham gia vào lĩnh vực chính trị, tức tham gia vào công việc của nhà nước thông qua cơ chế đại diện, thông qua các tổ chức của xã hội dân sự thực hiện giám sát các hoạt động của nhà nước, ngược lại, nhà nước có quyền lực quản lý chung đối với toàn bộ xã hội. Trong học thuyết về nhà nước và xã hội dân sự của Hegel cho thấy rõ những đặc trưng của một xã hội hiện đại, đó là xã hội dân sự - thị trường và nhà nước là những trụ cột cần thiết cho sự phát triển của một xã hội, chúng là những yếu tố không thể tách rời nhau, sự thống nhất này là điều kiện tiên quyết để có một xã hội hiện đại, một nhà nước pháp quyền và một thị trường lành mạnh.
đang nạp các trang xem trước