tailieunhanh - Đề kiểm tra 15 phút môn Địa lí lớp 10 lần 2 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 485
Cùng tham khảo Đề kiểm tra 15 phút môn Địa lí lớp 10 lần 2 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 485 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công. | TRƯỜNG THPT HÀM THUẬN BẮC (ĐỀ CHÍNH THỨC) ĐỀ KIỂM TRA KHỐI 10 THPT PHÂN BAN Năm học 2016 – 2017 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian: 20 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Lớp: . Mã đề: 485 (Đề gồm 02 trang) Chú ý: Học sinh tô đen vào ô trả lời tương ứng. 01. 02. 03. 04. 05. 06. 07. 08. 09. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. I/ Trắc nghiệm (7,0 điểm) Câu 1: Nguyên nhân cơ bản tạo nên quy luật địa ô là: A. sự phân bố các vành đai khí áp B. sự phân bố các đới khí hậu. C. sự phân bố đất liền và biển, đại dương. D. sự phân bố các vòng đai nhiệt. Câu 2: Biểu hiện rõ rệt của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo A. vĩ độ. B. độ cao. C. kinh độ. D. địa hình. Câu 3: Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí được tính từ A. dưới lớp ôdôn. B. dưới tầng ion. C. dưới tầng đối lưu. D. dưới tầng bình lưu. Câu 4: Ở lục địa, giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí xuống hết A. lớp phủ thổ nhưỡng. B. lớp vỏ phong hoá. C. lớp vỏ Trái Đất. D. lớp phủ thực vật. Câu 5: Lớp vỏ địa lí hay còn gọi là A. lớp phủ thổ nhưỡng. B. lớp vỏ Trái Đất. C. lớp phủ thực vật. D. lớp vỏ cảnh quan. Câu 6: Biểu hiện rõ nhất của quy luật phi địa đới là A. các đới khí hậu trên Trái Đất B. các đai khí áp trên Trái Đất. C. quy luật địa ô và quy luật đai cao. D. các đới gió trên Trái Đất. Câu 7: Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo A. vĩ độ. B. độ cao. C. địa hình. D. kinh độ. Câu 8: Quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan là quy luật A. địa ô. B. đai cao. C. địa đới. D. phi địa đới. Câu 9: Điểm khác nhau cơ bản giữa quy luật địa đới và phi địa đới là A. nguồn gốc hình thành. B. Sự phân bố lục địa và đại dương. C. Sự phân bố các vành đai khí áp. D. Hình thức biểu hiện. Câu 10: Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ là quy luật A. địa đới. B. đai cao. C. địa ô. D. phi địa đới. Câu 11: Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng từ A. 35 đến 40 km. B. 20 đến 25 km. C. 30 đến 35 km. D. 25 đến 30 km. Câu 12: Quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí là A. quy luật địa đới. B. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. C. quy luật địa ô. D. quy luật đai cao. Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng về lớp vỏ địa lí? A. Là lớp của Trái Đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận. B. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau. C. Gồm khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển. D. Lớp vỏ địa lí ở lục địa dày hơn lớp vỏ địa lí ở đại dương. Câu 14: Trong một lãnh thổ, nếu một thành phần tự nhiên thay đổi A. sẽ dẫn đến sự thay đổi của một vài thành phần tự nhiên khác và toàn bộ lãnh thổ. B. sẽ không ảnh hưởng lớn đến các thành phần tự nhiên khác và toàn bộ lãnh thổ. C. sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần tự nhiên còn lại và toàn bộ lãnh thổ. D. sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của toàn bộ lãnh thổ đó. II/ Tự luận (3,0 điểm) Câu 1: Nêu ý nghĩa quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Câu 2: Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên? Trang 2/2 - Mã đề 485
đang nạp các trang xem trước