tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau nội chiến đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất (1865-1918)
Luận án với mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ mục tiêu và thực chất chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) nhằm vươn lên ngang hàng với các cường quốc và đứng đầu thế giới sau này. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ----------***---------- DƢƠNG QUANG HIỆP CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1865 – 1918) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62 22 03 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ - NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. Người hướng dẫn khoa học: Văn Tận. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế tại . Vào hồi: .giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bất kỳ thời đại lịch sử nào, đối với mỗi quốc gia, chính sách đối ngoại luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong suốt quá trình phát triển đi lên, sự hưng vong của mỗi nước không chỉ là kết quả của việc thực thi chính sách đối nội mà còn gắn liền với chính sách đối ngoại. Hoa Kỳ cũng không nằm ngoài quy luật này. Hoa Kỳ sẽ không có được sự phát triển lớn mạnh nếu không có sự can dự ở nhiều khu vực, trước hết là ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu cùng nhiều vùng đất khác trên thế giới. Ngay sau khi vừa mới ra đời, nhà nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (The United States of America - USA) đã phải đương đầu với các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga ở Tây bán cầu. Ở khu vực châu Á và một số nơi khác, khi Mỹ đang còn bận bịu với việc giải quyết các vấn đề nội tại và bảo vệ lợi ích Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, các cường quốc châu Âu đã gần như phân chia xong phạm vi ảnh hưởng ở đây. Điều đó đòi hỏi chính giới Mỹ phải hành động để không chỉ bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở những khu vực cận kề mà còn tìm cách bành trướng ảnh hưởng, cạnh tranh địa vị, vươn đến quyền lực thế giới của Mỹ trên trường quốc tế. Để hiện thực hóa tham vọng trên, các chính phủ Hoa Kỳ nối tiếp nhau thực hiện các kế sách đối ngoại khôn khéo với các cường quốc châu Âu và Nhật Bản. Nhằm ba mục tiêu cơ bản là an ninh, phát triển và phát huy ảnh hưởng của .
đang nạp các trang xem trước