tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Bản thể luận Phật giáo qua Kinh Viên Giác, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về bản thể luận và bản thể luận trong triết học phật giáo, luận án phân tích sự thể hiện quan điểm về bản thể luận trong triết học phật giáo qua Kinh Viên giác, Kinh Hoa nghiêm, Kinh Lăng nghiêm, từ đó chỉ ra những giá trị của những quan điểm này trong kho tàng kinh điển Phật giáo. . | , trong tư tưởng Phật giáo, con người phải tìm giải thoát vì cuộc đời là bể khổ, nỗi khổ nhiều hơn cát sông Hằng. Khát vọng đạt tới niết bàn vừa “ phản ánh sự nghèo nàn hiện thực” vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèp nàn hiện thực ấy. Lý tưởng niết bàn là một lý tưởng đẹp đẽ. Tuy nhiên, sự lý giải về bản thể duy nhất này, tuy là sự đoán định tinh tế từ trực giác tâm linh về tính thống nhất của thế giới, nhưng lại như một yếu tố không dễ thực chứng nên rất khó nắm bắt. Sự giải thoát chỉ thuần tuý về mặt tâm linh sẽ chưa làm thay đổi thực sự cuộc sống con người nơi trần thế. Để an lạc, con người cần tìm thấy hạnh phúc cả trong cuộc sống thực tại chứ không chỉ là “vầng hào quang nơi thần thánh”. Muốn vậy, ngoài giải thoát tâm linh, con người phải hành động và tạo lập ra hạnh phúc cho chính mình và nhân loại bằng việc bắt tay vào xây dựng và cải biến hiện thực để đạt tới ấm no hạnh phúc cả về mặt vật chất và tinh thần. Con người phải nhận thấy rằng được sinh ra trên đời và được sống làm người là một hạnh phúc lớn lao chứ không phải là “giả tạm”, để con người sống yêu đời hơn, gắn bó với đời hơn chứ không chối bỏ cuộc đời vì những khổ đau, bất hạnh.
đang nạp các trang xem trước