tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới
Luận án khảo sát một cách hệ thống về kiểu truyện con vật tinh ranh ở Việt Nam và thế giới, nghiên cứu kết cấu, nhân vật, hệ thống motif,., đối chiếu kiểu truyện với Bảng tra cứu A – T để vừa khẳng định tính ứng dụng của Bảng tra cứu. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Khái niệm này cũng được D. Paulme sử dụng. Kốtlia lại sử dụng khái niệm “láu cá”. A. Dundes đưa ra hai khái niệm "trompeur" (kẻ lừa đảo) và "trickster" (kẻ ranh mãnh) để so sánh nhân vật này trong truyện kể châu Phi và châu Mĩ. C. Braymond gọi đây là kiểu truyện “mưu mẹo” (ruse) [207]. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đề xuất các khái niệm khác nhau như: thông minh [149, tr. 117], tinh khôn, láu lỉnh [47, tr. 10], Nhìn chung, các khái niệm “thông minh”, "tinh khôn" mang ý nghĩa đề cao, ngợi khen; các khái niệm “trò lừa dối”, “mưu mẹo gian dối”, “mánh khóe lừa bịp” hay “láu cá”, “ranh mãnh”, “lừa đảo”, “bịp bợm” lại mang ý nghĩa phê phán. Do vậy, các khái niệm này chưa làm thỏa mãn những điều mà chúng tôi “ngộ” được về kiểu nhân vật đang khảo sát. Chúng tôi đề xuất sử dụng khái niệm tinh ranh với nghĩa là “ranh mãnh và khôn ngoan” [157, tr. 789]. Khái niệm này diễn tả tương đối trọn vẹn tính “hai mặt” của nhân vật chính trong kiểu truyện.
đang nạp các trang xem trước