tailieunhanh - Hiệu quả sử dụng Androgel bôi da trên bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm có đáp ứng buồng trứng kém

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng androgel bôi da trước kích thích buồng trứng (KTBT) ở BN thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Bài viết mô tả tiến cứu 110 BN đáp ứng buồng trứng kém làm TTTON có so sánh giữa 2 nhóm có và không dùng androgel qua các chỉ số: lượng noãn thu được sau chọc hút, số noãn trưởng thành, tỷ lệ thụ tinh, số lượng phôi, tỷ lệ có thai, tỷ lệ phôi làm tổ. | T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ANDROGEL BÔI DA TRÊN BỆNH NHÂN THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM CÓ ĐÁP ỨNG BUỒNG TRỨNG KÉM Đoàn Thị Hằng*; Nguyễn Thị Mai**; Quản Hoàng Lâm* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá hiệu quả sử dụng androgel bôi da trước kích thích buồng trứng (KTBT) ở BN thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Đối tượng và phương pháp: mô tả tiến cứu 110 BN đáp ứng buồng trứng kém làm TTTON có so sánh giữa 2 nhóm có và không dùng androgel qua các chỉ số: lượng noãn thu được sau chọc hút, số noãn trưởng thành, tỷ lệ thụ tinh, số lượng phôi, tỷ lệ có thai, tỷ lệ phôi làm tổ. Kết quả: số noãn sau chọc hút, số lượng phôi, tỷ lệ có thai, tỷ lệ phôi làm tổ của nhóm dùng androgel trước KTBT cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Kết luận: sử dụng androgel bôi da trước khi KTBT có thể cải thiện được khả năng đáp ứng buồng trứng ở BN đáp ứng buồng trứng kém làm TTTON. * Từ khóa: Thụ tinh ống nghiệm; Đáp ứng buồng trứng kém; Androgel. The Effectiveness of Androgel for Poor Responders Undergoing In vitro Fertilization Summary Objectives: To investigate the effectiveness of transdermal androgel before using controlled ovarian stimulation on 110 poor responder undergoing in vitro fertilization (IVF). Subjects and methods: A prospective, descriptive study was conducted on 110 poor responder undergoing IVF to compare the group of patients who used testosterone gel and the group of those who did not in terms of the following indicators: the number of oocytes retrieved, MII oocytes, rate of fertilization, number of embryos, rate of pregnancy, and rate of embryo implantation. Results: The number of oocytes retrieved, number of embryos, rate of pregnancy and rate of embryo implantation of the group of patients using transdermal androgel before controlled ovarian stimulation were found higher than those of the control group, with statistical significance. Conclusion: The use of androgel before stimulating ovarian can improve the responsiveness of poor responders when .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN