tailieunhanh - Nghiên cứu hiệu quả triệt đốt bằng sóng tần số radio của nhịp nhanh kịch phát trên thất vòng vào lại nút nhĩ thất
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm thay đổi điện sinh lý trước - sau triệt đốt và hiệu quả điều trị triệt đốt bằng sóng tần số radio đối với nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) vòng vào lại nút nhĩ thất. | T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ TRIỆT ĐỐT BẰNG SÓNG TẦN SỐ RADIO CỦA NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT VÒNG VÀO LẠI NÚT NHĨ THẤT Phạm Trường Sơn* TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu thay đổi điện sinh lý trước - sau triệt đốt và hiệu quả điều trị triệt đốt bằng sóng tần số radio đối với nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) vòng vào lại nút nhĩ thất. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 60 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán NNKPTT vòng vào lại nút nhĩ thất theo khuyến cáo năm 2003 của Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA). Tất cả BN được thăm dò điện sinh lý, triệt đốt nhịp nhanh bằng sóng tần số radio, sau đó đánh giá biến đổi điện sinh lý và hiệu quả sau khi triệt đốt. BN sau triệt đốt được theo dõi trung bình 25 ± 8 tháng để đánh giá tỷ lệ tái phát. Kết quả và kết luận: sau triệt đốt, không có thay đổi thời gian trơ của cơ nhĩ và cơ thất, nhưng thời gian chu kỳ kích thích gây block nhĩ - thất chiều xuôi và chiều ngược dài hơn có ý nghĩa thống kê. 1,6% BN bị block N-T không hồi phục phải cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Tỷ lệ thành công 100%, tỷ lệ tái phát 1,6%. * Từ khóa: Nhịp nhanh kịch phát trên thất; Nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất; Điện sinh lý; Tần số radio; Triệt đốt. Studying the Effectiveness of Radiofrequency Ablation for Atrioventricular Nodal Reciprocal Tachycardia Summary Objectives: To study the change of electrophysiology characteristics and effectiveness of radiofrequency ablation for atrioventricular nodal reciprocal tachycardia (AVNRT). Subjects and methods: 60 patients diagnosed with AVNRT according to ACC/AHA guideline 2003 were enrolled in a prospective study. Electrophysiology studying and radiofrequency ablation were done for all patients. The change of electrophysiology parameters and complications, effectiveness of ablation were assessed. Follow-up with mean time of 25 ± 8 months was carried out to assess the occurrence rate. Results and conclusion: No change of refractoriness time of .
đang nạp các trang xem trước