tailieunhanh - Khả năng xử lý sulfide của chủng vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội

Bài viết tiến hành nghiên cứu phân lập, tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng oxy hóa các hợp chất lưu huỳnh và tối ưu hóa một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo thành sulfate của chủng vi khuẩn đó nhằm nâng cao hiệu quả xử lý sulfide của chủng vi khuẩn đó. | ), có thể bị oxy hóa bằng oxy trong không khí hay bằng một số loài vi sinh vật [4]. Sulfide được tạo ra từ quá trình phân giải các hợp chất sulfur hữu cơ và từ quá trình khử sulfate do vi khuẩn khử sulfate thực hiện [14]. Mặc dù sulfide có hàm lượng trong môi trường nhưng lại gây mùi khó chịu [1]. Bên cạnh đó, sulfide còn có ảnh hưởng độc hại tới các cơ thể sống, bao gồm cả các sinh vật bậc cao và vi sinh vật. Ở nồng độ 200 ppm sulfide ức chế sinh trưởng của nhiều loài vi khuẩn [1]. Đối với cây trồng, sulfide gây thối rễ, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cây [2]. Con người tiếp cận với sulfide ở nồng độ thấp (150 ppm) có thể bị đau đầu, chóng mặt, ở nồng độ cao (700-800 ppm) có thể bất tỉnh hay rối loạn tim mạch [8]. Trong tự nhiên, sulfide còn là chất gây ăn mòn kim loại mạnh, đặc biệt là trong môi trường biển do nồng độ sulfate cao trong nước biển tạo điều kiện vi khuẩn khử sulfate phát triển sinh sulfide [14]. Vì vậy, xử lý các hợp chất này là một vấn đề cấp bách hiện nay. Có rất nhiều biện pháp xử lý như: hóa học, lý học và sinh học. Tuy nhiên, trong những năm qua, đã có nhiều công bố nghiên cứu cho thấy, việc xử lý các nguồn nước thải giàu chất hữu cơ, đặc biệt là các nguồn nước thải chứa sulfide bằng biện pháp sinh học mang lại hiệu quả cao và mang tính bền vững cho hệ sinh thái.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN