tailieunhanh - Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2018-2019 lần 1 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204

Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi. Mời các em và giáo viên tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2018-2019 lần 1 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204 dưới đây. | SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN MÃ ĐỀ: 204 (Đề thi gồm 04 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 Năm học 2018 - 2019 Môn: GDCD 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 81: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra? A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Từ đủ 17 tuổi trở lên. D. Từ đủ 16 tuổi trở lên. Câu 82: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong A. Thế giới khách quan và xã hội. B. Giới tự nhiên và đời sống xã hội. C. Đời sống xã hội và tư duy. D. Giới tự nhiên và tư duy. Câu 83: Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông B đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Anh K, anh N và ông B. B. Ông X, anh K và anh N. C. Ông X, anh N và ông B. D. Anh K, anh N và anh S. Câu 84: Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Bà S và ông K. B. Anh H, bà S và ông K. C. Anh H và ông K. D. Anh H, bà S và chị M. Câu 85: Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Yêu cầu này nhằm mục đích: A. Tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật. B. Tạo nên sự hài hoà của hệ thống pháp luật. C. Tạo nên mối liên hệ của hệ thống pháp luật. D. Tạo nên sự gắn kết của hệ thống pháp luật. Câu 86: Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? A. Pháp luật là .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.