tailieunhanh - Ảnh hưởng của thuyết "thiên mệnh" trong quan hệ giữa triều Trần và triều Nguyễn giai đoạn 1260-1368 qua một số văn thư bang giao

Bài báo "Ảnh hưởng của thuyết Thiên mệnh" trong quan hệ giữa triều Trần và triều Nguyễn giai đoạn 1260-1368 qua một số văn thư bang giao" trình bày về các nội dung: vài nét về thuyết “thiên mệnh” trong tư tưởng Nho giáo, ảnh hưởng của thuyết “thiên mệnh” trong bang giao giữa triều Trần và triều Nguyên giai đoạn 1260-1368. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | NguyÔn thu hiÒn dµnh cho nhµ nghiªn cøu trÎ + nguyÔn thu hiÒn §¹i häc S− ph¹m Hµ Néi T ồn tại với tư cách là một hệ tư tưởng nên những ảnh hưởng của Nho giáo đối với lịch sử Việt Nam thời kỳ phong kiến là điều không thể phủ nhận. Nho giáo với hệ thống triết lý của mình đã hình thành nên hệ thống hành vi ứng xử từ phạm vi gia đình đến phương diện quốc gia. Dưới triều Trần, Nho giáo ngày càng khẳng định vị trí trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tổ chức bộ máy nhà nước từ cấp trung ương đến cấp địa phương liên tục được bổ sung quan lại thông qua các kỳ thi Nho học. Tầng lớp nho sĩ dần đông đảo và trở thành cơ sở xã hội quan trọng củng cố sự cai trị của vương triều Trần. Nho giáo còn có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động bang giao của vương triều Trần. Triều Trần tiến hành hoạt động bang giao với nhiều quốc gia và khu vực khác nhau. Giai đoạn 1260-1368, triều Nguyên là đối tượng 62 bang giao chủ yếu nhất của vương triều Trần. Nghiên cứu một số văn thư trao đổi giữa triều Trần và triều Nguyên giai đoạn 12601368 thực sự là một trải nghiệm thú vị đối với cá nhân tác giả trên hành trình tìm kiếm những ảnh hưởng của yếu tố Nho giáo trong hoạt động bang giao. Trong những bài biểu vua Trần gửi vua Nguyên hay trong các tờ chiếu vua Nguyên gửi vua Trần, những bức thư quan lại triều Nguyên gửi vua Trần đều mang dấu ấn của tư tưởng “thiên mệnh” – một học thuyết cơ bản của Nho giáo. 1. Vài nét về thuyết “thiên mệnh” trong tư tưởng Nho giáo Thuyết “thiên mệnh” (天命) là một nội dung cơ bản trong hệ thống tư tưởng Nho giáo. “Thiên” (天) tức là trời. “Mệnh” (命) tức mệnh lệnh. Thuyết “thiên mệnh” trước hết là quan niệm về thế giới quan. Buổi đầu khi con người xuất hiện, hàng ngày đối diện Nghiªn cøu Trung Quèc sè 6(130) – 2012 ¶nh h−ëng cña tiÓu thuyÕt “ThiÒn mÖnh” với vòm trời cao vời vợi cùng những hiện tượng tự nhiên chưa thể lý giải. Trời trong suy nghĩ của con người từ thuở sơ khai ấy tượng trưng cho những gì to lớn nhất. “Kinh Lễ” cho rằng “Vạn vật bản