tailieunhanh - Định loại và nghiên cứu khả năng lên men rượu của chủng nấm men NM2 phân lập từ quả bần chua

Bài viết tập trung nghiên cứu quá trình phân lập nấm men từ dịch quả bần chua đang lên men. Tuyển chọn chủng nấm men có khả năng lên men rượu mạnh, phân loại chủng và tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy đến khả năng lên men rượu. Những nghiên cứu cơ bản này sẽ là tiền đề trong việc định hướng ứng dụng chủng tuyển chọn vào sản xuất rượu hoặc cồn sinh học. | TAP SINH 2015,lên 37(1): Định loại và CHI nghiên cứuHOC khả năng men 69-75 rượu DOI: ĐỊNH LOẠI VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LÊN MEN RƯỢU CỦA CHỦNG NẤM MEN NM2 PHẬN LẬP TỪ QUẢ BẦN CHUA (Sonneratia caseolaris) Đoàn Văn Thược*, Đinh Thị Hồng Duyên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, *thuocdv@ TÓM TẮT: Từ mẫu dịch quả bần chua lên men tự nhiên, chúng tôi đã phân lập được 20 chủng nấm men. Chủng nấm men NM2 có khả năng lên men rượu mạnh đã được lựa chọn để nghiên cứu. Kết quả định loại bằng di truyền phân tử đã cho thấy, chủng NM2 thuộc loài Candida tropicalis và được đặt tên là Candida tropicalis NM2, đây là loài nấm men phân bố rất rộng trong môi trường biển thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chủng nấm men Candida tropicalis NM2 lên men rượu tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ là 30oC và pH ban đầu là 3,5. Ở các điều kiện này khi sử dụng dịch quả bần chua để nguyên liệu lên men, chủng C. tropicalis NM2 có thể tạo ra lượng rượu là 14,9% (v/v) sau 14 ngày. Với khả năng tạo ra hàm lượng rượu cao, chủng nấm men C. tropicalis NM2 có nhiều tiềm năng để ứng dụng trong công nghiệp sản xuất rượu hoặc cồn sinh học. Từ khóa: Candida tropicalis, Sonneratia caseolaris, lên men rượu MỞ ĐẦU Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt nằm ở giữa đất liền và biển ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rừng ngập mặn chiếm diện tích khoảng km2 và phân bố tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khoảng 33,5% ( km2) trong tổng diện tích rừng ngập mặn các quốc gia của khu vực Đông Nam Á. Rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quí báu vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó có giá trị lớn cả về mặt kinh tế và sinh thái [10]. Việt Nam có khoảng gần 200 ha rừng ngập mặn, trải dài từ Bắc đến Nam với các loài cây phổ biến như trang, đước, mắm, bần, sú và vẹt [11]. Bần chua có tên khoa học là Sonneratia caseolaris một loài cây phổ biến ở vùng ngập mặn ven biển. Ở Việt Nam, cây bần chua được trồng và mọc hoang ở các rừng ngập mặn ven biển từ Bắc vào Nam. Đây .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN