tailieunhanh - Chế độ ăn uống của người Chăm ở tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh xóa đói giảm nghèo

Bài viết Chế độ ăn uống của người Chăm ở tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh xóa đói giảm nghèo trình bày: Chế độ ăn uống của người Chăm hiện nay vẫn còn hạn chế dinh dưỡng, do thu nhập thấp của các hộ gia đình và những quy định của luật Hồi giáo. Xóa đói giảm nghèo cải thiện chế độ ăn uống sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của người Chăm ở đồng Chăm Islam, Tây Ninh,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 12(184)-2013 61 CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI CHĂM Ở TỈNH TÂY NINH TRONG BỐI CẢNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT TÓM TẮT Trong thời gian qua, nhiều chương trình dự án phát triển kinh tế, xã hội được triển khai đã cải thiện mức sống của người Chăm ở tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của người Chăm hiện nay vẫn còn hạn chế dinh dưỡng, do thu nhập thấp của các hộ gia đình và những quy định của luật Hồi giáo. Xóa đói giảm nghèo cải thiện chế độ ăn uống sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của người Chăm ở Tây Ninh. Ở Việt Nam, vấn đề tiêu dùng lương thực và đói nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan tâm hàng đầu của đói nghèo là thiếu ăn, thiếu nhà cửa và thiếu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là thiếu lương thực. Các dân tộc ít người chỉ chiếm khoảng 14% tổng số dân cư song lại chiếm tới 29% tổng số người nghèo (Chính phủ Việt Nam, 2002, tr. 22). Vì vậy, nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế, xã hội đã được triển khai ở vùng đồng bào các dân tộc ít người, trong đó có người Chăm ở tỉnh Tây Ninh. Nhờ vào các chương trình này đời sống của người Chăm ở Tây Ninh dù vẫn còn nghèo nhưng đã được cải thiện rõ rệt. Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Tiến sĩ. Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. 1. ĐÔI NÉT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở TỈNH TÂY NINH Người Chăm ở tỉnh Tây Ninh có 681 hộ, khẩu(1); chiếm gần 0,3% dân số toàn tỉnh (Phòng dân tộc, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, 2009). Người Chăm cư trú tập trung ở huyện Tân Châu với 528 hộ, khẩu, ở thị xã Tây Ninh có 73 hộ, 367 khẩu, số còn lại rải rác ở các huyện Tân Biên, Châu Thành và Trảng Bàng. Là một cộng đồng Chăm Islam, giáo lý đạo Hồi chi phối sâu sắc mọi mặt đời sống của người Chăm ở Tây Ninh, bao gồm cả chế độ ăn uống. Nguồn sinh kế chính của người Chăm ở Tây Ninh là sản xuất nông nghiệp và lao động làm thuê. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay, số hộ Chăm có đất sản xuất ở ấp Tân Trung A (xã Tân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN